Kinh nghiệm tập cho con bú mẹ chuẩn không cần chỉnh!

Nuôi con bằng sữa mẹ chưa bao giờ là 1 hành trình dễ dàng. Có thêm 1 thành viên mới đồng nghĩa với rất nhiều bỡ ngỡ. Bằng việc tham khảo những chia sẻ và kinh nghiệm tập cho con bú mẹ của độc giả theAsianparent Vietnam trên đây, hy vọng các mẹ sẽ bỏ túi thêm được vài mẹo hay ho để nhanh chóng thích nghi với chặng đường sắp tới nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành trình làm mẹ vốn có rất nhiều bỡ ngỡ, những mẹ sinh con lần đầu hẳn sẽ không ít lần trải qua cảm giác hoang mang, đi từ lo lắng này sang bất ngờ khác. Một trong những băn khoăn phổ biến của các mẹ là cho con bú mẹ thế nào cho đúng cách và làm thế nào để bé chịu bú mẹ. Rất nhiều bạn đọc của theAsianparent Vietnam đã chia sẻ về vấn đề này. Các mẹ cùng theo dõi để học ngay những kinh nghiệm tập cho con bú mẹ hữu ích nhé.

  • Lựa chọn tư thế cho con bú thoải mái là điều đầu tiên nên làm
  • Luôn duy trì sự thoải mái trong khi cho con bú
  • Cho bé ngậm đúng khớp vú
  • Kiểm soát để đảm bảo con không bị sặc sữa
  • Nuôi dưỡng bé bằng tất cả tình yêu thương

Làm thế nào để cho bé bú không bị sặc là một vấn đề khá nan giải đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Việc này sẽ đòi hỏi mẹ kiên nhẫn và phải tập nhiều lần thì mới có thể bế bé bú một cách chính xác để tránh tình trạng bé bị ọc sữa hoặc sặc. Ngoài ra, việc bế bé bú đúng tư thế và đúng cách còn giúp mẹ thoải mái hơn, đỡ mỏi tay hơn và có cảm giác mình đang được nghĩ ngơi.

Lựa chọn tư thế cho con bú thoải mái là điều đầu tiên nên làm

Có nhiều cách bế khi cho con bú đem lại sự thoải mái cho cả mẹ và bé. Tùy vào sức khỏe của mẹ sau sinh mà mẹ có thể lựa chọn tư thế cho con bú đúng cách và phù hợp nhất.

Tư thế ngồi khi cho con bú

Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là mẹ bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc. Mẹ Bao Anh Tran Minh – mẹ của 2 thiên thần nhỏ chia sẻ: “Các mẹ nên ngồi cho con bú vì như vậy sẽ hạn chế tình trạng trào ngược”.

  • Mẹ cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
  • 3 điểm đầu, lưng và mông bé nằm trên một đường thẳng
  • Bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụng bé chạm bụng mẹ, mặt của bé chạm ngực mẹ
  • Sai lầm thường gặp là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé.

Tư thế ngồi cho con bú

Mỗi cữ bú có thể kéo dài đến 30 phút, mẹ nên chọn chỗ ngồi có điểm tựa thoải mái, trên giường hoặc ghế ngồi. Người thân trong gia đình mẹ Pa Ri đã hỗ trợ mẹ rất nhiều, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm tập cho con bú để bé nhanh chóng làm quen với bầu sữa và vòng tay yêu thương của mẹ: “Lần đầu làm mẹ cái cảm giác bỡ ngỡ hihi. Sinh con xong bà nội đỡ mình dậy dựa lưng vào gối ngồi thoải mái rồi bà bế con lên đặt nằm lên tay mình, sau đó nhẹ nhàng ôm con, 1 tay đỡ cổ còn đùi mẹ nâng nhẹ đỡ mông con”.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ sau sinh bị sốt uống thuốc gì để không ảnh hưởng đến con?

Mẹ sau sinh ăn bưởi có lợi hay hại? Ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Tư thế nằm

Nếu không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Đây là tư thế rất nhiều mẹ thực hiện bởi vì bé sẽ ti được lượng sữa nhiều ở tư thế này. Khi cho con bú ở tư thế này, mẹ nằm nghiêng song song với con, sau đó đặt con sát cạnh người rồi lấy tay đỡ lấy đầu con và hướng dần cho con quay đầu vào vú của mình để bú.

Đây là tư thế mẹ được thư giãn và thoải mái nhất nên mẹ và bé rất dễ ngủ quên. Khi thực hiện tư thế này, mẹ phải luôn tỉnh táo để quan sát con, đảm bảo an toàn khi cho con bú, chỉ ngủ khi ti mẹ được rút ra khỏi miệng của bé.

Tư thế nằm giúp cả mẹ và bé đều dễ chịu

Luôn duy trì sự thoải mái trong khi cho con bú

Sự thoải mái trong khi cho con bú rất quan trọng, nếu không mẹ dễ bị đau mỏi lưng, tê chân tay trong khi cơ thể chưa phục hồi sau cơn vượt cạn. 1 chiếc gối nhỏ là gợi ý thích hợp cho mẹ. Các mẹ cũng đừng quên nguyên tắc đầu, lưng và mông bé trên cùng 1 đường thẳng.

Mẹ Tiến Lăng 9 cho biết, trước đây bản thân từng trông cháu nhỏ giúp anh chị nhưng đến khi cho con bú thì mới thấy được tầm quan trọng của tư thế đúng: “Cúi quá thấp sẽ gây đau lưng, để con quá xa vú sẽ gây giãn, xệ ngực, để con quá gần dễ gây ngạt, sặc cho con. Mình thường kê gối đầu phía sau lưng, ngồi xếp bằng dựa vào tường nếu mỏi, sau đó đặt con nằm trong lòng, ôm con sao cho bản thân thấy thoải mái nhất rồi cho con ngậm sâu vào bầu vú. Giữ thẳng lưng hoặc dựa vào tường nếu mỏi. Nếu bé quấy khóc, phải bế lâu thì có thể duỗi chân, giữ nguyên tư thế tay bế con trong lòng, kê gối đầu hoặc chăn xung quanh”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ Trâm – mẹ bé Kem cũng có trải nghiệm tương tự: “Mỗi khi đến giờ cho con bú, mình ngồi dậy lót gối vào đầu giường, bế bé đặt lên gối nằm rồi đặt gối có bé lên đùi, sau đó nâng đầu bé cao 1 xíu và đưa ti vào sao cho cằm bé áp vào bầu ngực, miếng ngậm hết núm ti. Khoảng cách này đủ để bé ti mà mẹ không cần khom người. Mẹ ngồi thẳng lưng và tựa vào gối kê ở đầu giường.

Dùng gối để hỗ trợ

Cho bé ngậm đúng khớp vú

Cho bé ngậm khớp đúng là điều cực kỳ quan trọng nhưng lại rất dễ bị mẹ bỏ qua, nó không chỉ ảnh hưởng đến cách cho con bú mà còn tác động trực tiếp đến lượng sữa mẹ cũng như cách duy trì sữa lâu dài.

Nếu ngậm không đúng khớp vú, bé sẽ bị bú lắt nhắt hoặc bú lâu mà không no do không rút được nhiều sữa; lượng sữa sẽ ngày càng giảm do cơ thể mẹ hiểu sai về nhu cầu sữa của bé; mẹ bị tổn thương đầu ti dẫn đến viêm loét, nứt cổ gà, tắc tia sữa…

Ngậm đúng khớp vú là tư thế:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Cằm bé cắm sâu vào bầu vú mẹ, đầu ngửa ra, lưỡi đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới
  • Miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú
  • Khớp bám rất chắc dù bé đã ngưng mút.

Cho bé ngậm đúng khớp vú

Mẹ P Mickey cho biết: “Từ những nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế mình xin chia sẻ với các mom cách nâng bầu vú khi cho trẻ bú: Ngón tay cái mẹ để trên vú.Các ngón tay còn lại tựa vào bầu ngực phía dưới vú. Ngón tay trỏ nâng vú. Mẹ nên giúp trẻ ngậm bắt vú đúng: Chạm vú vào môi trên của trẻ. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng. Đưa miệng của trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú”.

Nghe thì có vẻ khó khăn nhưng thực ra việc cho bé ngậm đúng khớp vú không quá phức tạp, như mẹ Tiến Lăng 9 chia sẻ thêm: “Các mẹ cứ để con tự tìm khớp ngậm đúng vì đó chính là bản năng của trẻ. Mình đặt con nằm đúng tư thế là được”.

Bài viết liên quan:

Mẹ sinh mổ bao lâu có thể uống nước đá mà không gây hại đến sức khỏe?

Sau sinh ăn măng được không? Có phải ăn măng sau sinh sẽ bị mất sữa?

Kiểm soát để đảm bảo con không bị sặc sữa

Kinh nghiệm tập cho con bú mẹ của mẹ Ho Van là “đặt 2 ngón tay trỏ và ngón cái kẹp đầu ti ở giữa để kiểm soát dòng sữa. Với các mẹ bị tụt đầu ti, vẫn nên cho con ti bình thường chứ đừng thấy không có đầu ti là bé không ti được vì con phải ngậm luôn quầng ti chứ không phải chỉ mình đầu ti. Nếu bé ngậm không được thì mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của chồng (mình làm vậy đó) hoặc hút sữa ra cho bé bú”.

Đảm bảo nguồn sữa cho bé

Một trong những việc quan trọng mà mẹ cần làm để cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể là đảm bảo duy trì nguồn sữa cho bé. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ nước kèm theo vận động nhẹ nhàng là chìa khóa giúp sữa mẹ về dồi dào. Quan trọng hơn cả, mẹ luôn cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đảm bảo nguồn sữa cho bé

Lời khuyên của mẹ P Mickey có lẽ là tổng kết nhất tất cả những điều các mẹ cần làm để con luôn có dòng sữa mẹ trong lành ấm áp: “Các mẹ cho con bú cần luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái. Chọn tư thế thích hợp sao cho cả mẹ và con cảm thấy thoải mái nhất. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, cố gắng cho trẻ bú ngay sau khi sinh. Chú ý chăm sóc đầu nhũ, tránh để đầu nhũ bị tổn thương.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để đảm bảo cả về chất và lượng sữa. Ăn uống đủ dinh dưỡng. Hạn chế các thức ăn có nhiều gia vị (hành, tỏi, ớt…), không hút thuốc lá, không uống rượu và cà phê. Tránh lao động quá sức. Khi cho con bú nếu cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ, không nên tự dùng thuốc vì có thể gây nguy hại cho con và có thể làm cạn nguồn sữa mẹ”.

Nuôi dưỡng bé bằng tất cả tình yêu thương

Cho con bú cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để vun đắp tình cảm của 2 mẹ con. Đừng quên vuốt ve, vỗ về, xoa đầu con nhẹ nhàng hay thơm lên trán con 1. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu mẹ dành cho mình, tình cảm mẹ con cũng từ đó mà gắn kết hơn. Mẹ Pa Ri cho biết “Khi con bú xong mẹ không nên cho con nằm xuống luôn mà bế con thêm 1 lúc nữa, trò chuyện nhìn vào mắt con để con cảm nhận được tình yêu của mẹ”. Nhìn con yêu bú no rồi nhìn mẹ bằng đôi mắt tròn xoe, hẳn trái tim nhiều mẹ đã tan chảy đúng không nào!

Đừng quên âu yếm con mẹ nhé

Thay lời kết

Nuôi con bằng sữa mẹ chưa bao giờ là 1 hành trình dễ dàng. Có thêm 1 thành viên mới đồng nghĩa với rất nhiều bỡ ngỡ. Bằng việc tham khảo những chia sẻ và kinh nghiệm tập cho con bú mẹ của độc giả theAsianparent Vietnam trên đây, hy vọng các mẹ sẽ bỏ túi thêm được vài mẹo hay ho để nhanh chóng thích nghi với chặng đường sắp tới nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi