Bí quyết giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Học cách kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối thai kỳ là 1 trong những lưu ý quan trọng mà các mẹ bầu cần biết để đảm bảo hành trình 9 tháng 10  ngày được “cập bến” an toàn.

Cân nặng và sự phát triển của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 3

Theo các chuyên gia, cân nặng theo từng tuần tuổi là 1 trong những tiêu chí để đánh giá sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chỉ số cân nặng và chiều dài của thai sẽ được theo dõi theo từng giai đoạn phát triển.

Có thể thấy thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng trong tam cá nguyệt cuối cùng nhưng đồng thời mẹ cũng cần lưu ý rằng vấn đề trọng lượng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bà bầu tăng cân quá ít hay quá nhiều đều dẫn đến những bất lợi cho quá trình sinh nở và gây ra 1 loạt biến chứng nguy hiểm cho trẻ khi chào đời như suy hô hấp, suy tuần hoàn, viêm phổi, hạ đường huyết… Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho mẹ và việc kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối càng trở nên quan trọng, mẹ cần có mức tăng cân hợp lý và khoa học nhất để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Chỉ số cân nặng hợp lý cho mẹ bầu trong cả thai kỳ

Trên thực tế, không có 1 mức tăng cân chuẩn mực cho các tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thời kỳ mang thai vì thể trạng và khả năng hấp thu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau. Tổng trọng lượng 1 mẹ bầu nên tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng ở thời điểm trước khi mang thai. Nói 1 cách khác, mức tăng cân hợp lý nhất của mẹ bầu sẽ dựa vào chỉ số BMI khi bắt đầu mang thai và được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/ [Chiều cao x chiều cao] (m)

Dựa trên chỉ số BMI có thể suy ra chỉ số cân nặng lý tưởng cho các mẹ bầu:

  • Mẹ bầu gầy, thiếu cân (BMI <18): Cần tăng thêm 12 – 18kg trong suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khỏe mạnh (Chỉ số BMI từ 18 – 25): Cân nặng cần tăng thêm trong thời gian mang thai là từ 11 – 16 kg.
  • Chỉ số BMI > 25: Mẹ chỉ cần tăng thêm từ 7 – 11kg. Những mẹ bầu béo phì nên giữ mức tăng không quá 7kg trong suốt thai kỳ.
  • Trường hợp mẹ mang bầu đa thai thì mức tăng cân hợp lý là từ 16 – 20kg cho đến khi sinh nở.

Mức tăng cân lý tưởng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Mang thai là 1 giai đoạn đặc biệt của phụ nữ trong vấn đề cân nặng và trở thành lý do chính đang để các mẹ bầu được phép tăng cân. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều hay quá ít khi mang thai đều không có lợi cho cả 2. Vậy thì khi bé lớn nhanh nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 thì mức tăng cân lý tưởng của mẹ bầu trong 3 tháng cuối như thế nào là hợp lý?

Theo ý kiến chuyên gia, đây là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ để hoàn thiện các bộ phận trước khi chính thức chào đời. Ngoài ra, để thuận lợi cho quá trình sinh nở, 1 em bé sơ sinh nên có cân nặng từ 3 – 3,4kg. Mặc dù vậy, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích việc tăng cân nhiều khi mang thai. Mức tăng cân hợp lý nhất nên dao động từ 10 – 12kg, trong đó mẹ nên tăng thêm 0,5kg mỗi tuần tức là tăng thêm 7,5 kg trong 3 tháng cuối.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cũng trong tam cá nguyệt cuối cùng này, mẹ vẫn nên duy trì thực đơn đa dạng, đủ chất với các nhóm thực phẩm giống như 2 tam cá nguyệt trước đó nhưng không cần phải ăn lượng thức ăn quá nhiều. Nếu khả năng chuyển hóa dinh dưỡng qua bánh nhau tốt thì thai nhi vẫn sẽ tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh.

Bí quyết giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối thai kỳ

Để kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối, mẹ bầu cần biết rõ trong những tam cá nguyệt trước, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mình đã cân bằng và hợp lý hay chưa. Nên theo dõi cân nặng hàng tuần để nắm được quá trình tăng/giảm cân. Mẹ đang nạp quá nhiều hay quá ít nguồn năng lượng cần thiết đều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thai nhi và cần có sự điều chỉnh hợp lý để kiểm soát cân nặng được tốt hơn.

 Ăn uống hợp lý

  • Cắt giảm bớt lượng tinh bột và các thực phẩm nhiều chất béo có nguồn gốc từ động vật. Nên ăn nhiều các loại đậu, thịt nạc, thịt gia cầm, thịt bò, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương, dầu đậu nành trong chế biến.
  • Không ăn các món quá nhiều đường hoặc chứa hàm lượng cholesterol cao như: thức ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm chiên xào và cá biển chứa nhiều thủy ngân.
  • Ưư tiên các món hấp, luộc để giữ được tối đa dưỡng chất có trong thực phẩm và hạn chế hấp thụ quá nhiều chất béo. Bổ sung vào thực đơn các loại hoa quả, rau xanh giàu vitamin và chất xơ để phòng chống táo bón và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài ra, duy trì bữa sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ và bé trong cả ngày và tránh rơi vào tình trạng ăn nhiều hơn vào bữa trưa vì quá đói.
  • Muốn kiểm soát cân nặng 3 tháng cuối thai kỳ mẹ vẫn nên duy trì bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết và uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày. Uống đủ nước giúp mẹ bầu ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Ngủ đủ giấc

Theo nghiên cứu từ Đại học Columbia, nếu 1 thai phụ ngủ ít hơn 7 giờ 1 ngày, liên tục trong nhiều tuần thì nhu cầu ăn uống cũng trở nên rối loạn. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến mẹ có nhu cầu ăn nhiều hơn và ăn bất cứ món nào mà không cần cân nhắc. Cơ thể càng mệt mỏi, nhu cầu ăn uống càng trở nên bất thường. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng mà còn giúp việc kiểm soát cân nặng trong thai kỳ được dễ dàng hơn.

Tập thể dục đều đặn

Muốn tăng cân hợp lý khi mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, thai phụ nên rèn luyện thể lực đều đặn. Kể cả trong 3 tháng cuối, thân hình đã trở nên nặng nề hơn trước nhưng nếu duy trì các bài tập thể dục thường xuyên và phù hợp sẽ giúp tăng năng lượng, cải thiện hơi thở và sức chịu đựng của mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn giúp duy trì trọng lượng cơ thể của người mẹ, giảm một số cơn đau nhức có thể gặp phải trong khi mang thai, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Mẹ có thể lựa chọn và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Thay lời kết

Việc tăng cân khi mang thai là một điều hết sức bình thường và cần thiết cho sự phát triển của bé. Hãy chấp nhận việc cơ thể đang thay đổi. Tuy nhiên, mang thai không có nghĩa là mẹ phải ăn quá nhiều vì nghĩ cần ăn cho 2 người. Ngược lại, mẹ tăng cân quá ít sẽ khiến thai nhi không hấp thu được dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

Việc giữ được cân nặng chuẩn trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thực sự khỏe mạnh và yên tâm rằng bé yêu đang phát triển ổn định. Các mẹ cũng đừng quên trao đổi với bác sĩ khi cảm thấy cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm để có sự điều chỉnh hợp lý và đảm bảo cho thai kỳ được thuận lợi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi