X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Cảnh giác bệnh lý khi gặp hiện tượng huyết trắng ra nhiều

Mất 5 phút để đọc
Cảnh giác bệnh lý khi gặp hiện tượng huyết trắng ra nhiềuCảnh giác bệnh lý khi gặp hiện tượng huyết trắng ra nhiều

Từ xưa đến nay, huyết trắng luôn là "bộ mặt" chân thật nhất cho biết sức khỏe của nữ giới. Nguyên nhân nào khiến huyết trắng ra nhiều? Có cách gì để khắc phục tình trạng này không? Đọc bài viết của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhé!

Huyết trắng ra nhiều có thể là vấn đề về sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu huyết trắng là vấn đề sinh lý thì đây là tình trạng bình thường ở nữ giới. Trường hợp huyết trắng là bệnh lý thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe.

  • Huyết trắng là gì?
  • Huyết trắng ra nhiều cho biết điều gì?
  • Bệnh huyết trắng ảnh hưởng gì đến phụ nữ?
  • Cần làm gì khi bị huyết trắng?

Huyết trắng là gì?

Các chất dịch nhầy màu trắng sữa thường thấy ở âm đạo được gọi là huyết trắng hoặc khí hư. Huyết trắng bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và kết thúc vào thời kỳ mãn kinh. Chất dịch này có tác dụng giữ ẩm cho môi trường âm đạo, ổn định nồng độ pH để vi khuẩn có lợi sinh sống, ngăn cản sự xâm nhập, phát triển của các vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Tuy nhiên, huyết trắng ra nhiều lại không tốt chút nào vì đó là dấu hiệu sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

huyet-trang-ra-nhieu
Huyết trắng ra nhiều là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về sinh sản nghiêm trọng

Huyết trắng ra nhiều cho biết điều gì?

Nếu bạn khỏe mạnh, huyết trắng sẽ ổn định, nếu bạn gặp vấn đề, huyết trắng cũng sẽ ngầm gửi tới bạn những dấu hiệu đặc biệt. Để hiểu được điều đó, bạn cần nắm chắc những kiến thức sau đây:

Phân biệt huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý

Huyết trắng sinh lý

Huyết trắng sinh lý là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nữ giới và không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Các đặc điểm của huyết trắng sinh lý mà bạn cần chú ý là: màu trắng trong như lòng đỏ trắng trứng, có độ kết dính, thường tiết ra khi lượng progesterone trong cơ thể tăng cao hoặc sau khi rụng trứng.

Khi lao động nặng, quan hệ hoặc trong thời gian mang thai, lượng huyết trắng sẽ tiết ra nhiều hơn.

Huyết trắng bệnh lý (còn gọi là khí hư) có các màu sắc bất thường mà bạn cần lưu ý như: màu trắng đục, vàng xám hoặc vàng xanh,… Mỗi màu sẽ là một cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn.

Các vấn đề về huyết trắng sinh lý

  • Thông báo chu kỳ kinh nguyệt: Khoảng 1 ngày trước kỳ kinh nguyệt, huyết trắng ra nhiều hơn. Nếu quan sát kĩ, bạn sẽ thấy lúc này huyết trắng hơi dai, có thể kéo sợi được.
  • Bị kích thích: Khi gần gũi chồng, nảy sinh cảm giác hưng phấn, khoái cảm về tình dục thì tự nhiên huyết trắng cũng nhiều.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai sản sinh ra nhiều estrogen hơn bình thường do nội tiết tố thay đổi.
  • Uống thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này làm thay đổi môi trường âm đạo từ đó dẫn đến khí hư ra nhiều hơn bình thường.
huyet-trang-ra-nhieu

Tin mừng là nếu nguyên nhân khiến chị em ra nhiều huyết trắng đến từ một trong những yếu tố trên thì hoàn toàn không đáng lo. Bạn có thể khắc phục bằng những biện pháp sau:

  • Rửa nhẹ nhàng vùng kín bằng nước và thấm khô bằng khăn sạch
  • Sử dụng quần lót bằng vải cotton tốt để thông thoáng và hút ẩm tự nhiên
  • Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh để rửa sạch khí hư vì sẽ làm phá vỡ môi trường ở âm đạo
  • Hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày

Các vấn đề về huyết trắng bệnh lý

Bạn cần chú ý nếu như cơ thể đang gặp phải một trong những dấu hiệu bệnh lý bên dưới như:

  • Nhiễm nấm Candida albicans: Dấu hiệu nhận biết là huyết trắng đặc và dính từng mảng kèm theo cảm giác ngứa và rát dữ dội, đặc biệt là khi quan hệ.
  • Nhiễm trùng âm đạo có một số biểu hiện như: dịch tiết có màu trắng ngà đôi khi chuyển sang xanh hoặc huyết trắng ra nhiều có mùi hôi, tanh và màu nâu. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do “yêu” bằng miệng nhiều.
  • Viêm lộ tuyến tử cung: Huyết trắng có màu trắng sữa đục, dính thành từng mảng và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt, khi bị viêm lộ tuyến tử cung, huyết trắng càng ra càng hôi, đôi khi gây chảy máu khi quan hệ tình dục.
  • U xơ tử cung: Huyết trắng ra nhiều kèm theo rối loạn kinh nguyệt rất có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung.

Bệnh huyết trắng ảnh hưởng gì đến phụ nữ?

Tinh thần

Huyết trắng ra nhiều gây tâm lý hoang mang, khó chịu, bất an cho phụ nữ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

Sức khỏe

Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu chủ quan hoặc không nắm vững kiến thức về bệnh sẽ dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: dọa sảy thai, sinh non, vô sinh, ung thư cổ tử cung,…

huyet-trang-ra-nhieu
Tình trạng huyết trắng ra nhiều gây các biến chứng nghiêm trọng như: sinh non, vô sinh,… ở phụ nữ

Cần làm gì khi bị huyết trắng?

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa.
  • Thay quần lót mỗi ngày, giặt sạch ngay sau khi mặc. Thay mới toàn bộ quần lót ít nhất 3 tháng một lần.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Khám phụ khoa ít nhất 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh.

Sau cùng, nếu thấy huyết trắng ra nhiều một cách bất thường thì nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như tìm cách điều trị phù hợp.

Câu chuyện từ đối tác
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Đỗ Vy

  • Home
  • /
  • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
  • /
  • Cảnh giác bệnh lý khi gặp hiện tượng huyết trắng ra nhiều
Chia sẻ:
  • Các bệnh lý về vú thường gặp mà chị em không nên xem thường!

    Các bệnh lý về vú thường gặp mà chị em không nên xem thường!

  • Xuất tinh sớm ở nam giới có phải dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý?

    Xuất tinh sớm ở nam giới có phải dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý?

app info
get app banner
  • Các bệnh lý về vú thường gặp mà chị em không nên xem thường!

    Các bệnh lý về vú thường gặp mà chị em không nên xem thường!

  • Xuất tinh sớm ở nam giới có phải dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý?

    Xuất tinh sớm ở nam giới có phải dấu hiệu của bệnh yếu sinh lý?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn