Hội chứng gây liệt hai chân Guillain khiến cho trẻ nhỏ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại di chứng.
Nhiễm hội chứng gây liệt hai chân Guillain, bé bất ngờ không thể cử động
Trẻ em có nhiều dấu hiệu khi cơ thể có vấn đề. Từ ho, sốt cao, cơ thể nóng lên đến những triệu chứng thường gặp khác.
Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu một ngày nọ, bé đang ngủ trưa bỗng cứng đờ người, không thể động đây?
Không phải bóng đè nhé! Đó là một hội chứng khá nguy hiểm mang tên Guillain.
Đang ngủ bỗng cứng đờ người, không trả lời được
Nhiều người lạ lẫm với hội chứng này
Đó là trường hợp của bệnh nhi Phạm Bảo Anh, 36 tháng tuổi, ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Khi đang ngủ trưa ở nhà trẻ, bé bỗng bất ngờ không đứng dậy được. Cô gọi hỏi không trả lời được gì.
Nhà trường đã nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu và báo với gia đình.
Tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, bé nhập viện trong tình trạng liệt hai chân, hai tay cử động yếu, tiếp xúc chậm.
Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc Hội chứng gây liệt hai chân Guillain.
Phát hiện sớm nên toàn mạng
Không thể cử động được là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất
Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp.
Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây thần kinh bị viêm dẫn đến liệt hoặc yếu cơ nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng gây liệt hai chân Guillain-Barre vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày (hoặc vài tuần) khi bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Thỉnh thoảng, phẫu thuật hoặc tiêm chủng cũng có thể gây ra hội chứng này.
Quay trở lại trường hợp cháu bé ở Quảng Ninh, từ khi nhập viện, bệnh diễn biến nhanh khiến bé nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê. Bệnh chuyển biến xấu.
Ngay sau đó, bệnh nhi được điều trị tích cực như thở bằng máy, sử dụng thuốc kháng viêm, sử dụng thuốc immunoglobulin để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tập phục hồi chức năng.
Nhờ phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời và sức khỏe của bé trước đó cũng khá tốt nên sau 6 ngày điều trị, bệnh nhi đã tỉnh táo, ăn uống tốt, tay chân đã cử động được.
Dấu hiệu của hội chứng gây liệt hai chân
Đau đớn ở các cơ tay chân khi mắc hội chứng
Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện đồng thời, hoặc từng biểu hiện một. Dễ nhận thấy là yếu cơ, ngứa ran và thường lan ra phần cánh tay trên và dưới.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như:
- Tay và chân mất phản xạ
- Tay và chân ngứa ran
- Đau các cơ
- Không thể di chuyển hoặc vận động một cách thoải mái
- Tụt huyết áp
- Nhịt tim bất thường
- Mờ mắt hoặc bị chứng song thị
- Khó thở
- Khó nuốt
Phương pháp điều trị
Có nhiều cách điều trị hội chứng này
Trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp tách kháng thể khỏi huyết tương và dùng immunoglobulin liều cao để điều trị.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các phương pháp khác:
- Sử dụng thuốc làm loãng máu
- Dùng máy thở hoặc các thiết bị hỗ trợ hô hấp
- Sử dụng thuốc giảm đau
- Tập vật lý trị liệu
Nên nhớ, phát hiện sớm là cách tốt nhất đối với hội chứng này. Bởi nguyên nhân chưa được làm rõ, phòng bệnh còn hơn chữa bệnh.
Theo PhuNuVietNam
Xem thêm:
Bế con đằng đẵng 7 tháng trời không đặt xuống, bà mẹ bị cả thế giới lên án và hội chứng đáng sợ sau sinh
Sanh đôi và hội chứng biến mất thai đôi Mang song sanh nhưng chỉ sanh ra một bé! Một bé biến mất!
Nỗi đau mất con với hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh Câu chuyện đau lòng từ người mẹ của bé 2 tháng tuổi
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!