Hình ảnh ngôi thai ngang của thai nhi và những vấn đề liên quan mẹ cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hình ảnh ngôi thai ngang của em bé nằm trong bụng mẹ như thế nào? Những điều mẹ cần biết về vị trí nằm này của con và có cách nào để xoay chuyển không?

Ngôi thai ngang là gì?

Hầu hết các thai nhi quay đầu khi chạm mốc 32 – 36 tuần của thai kỳ và đây là quãng thời gian lý tưởng nhất. Tuy nhiên khi nào thai nhi quay đầu thì cũng tuỳ thuộc vào từng bé. Một số em bé bắt đầu quay đầu xuống ngay cả sau 37 tuần. Và một tỷ lệ nhỏ mới bắt đầu quay đầu xuống khi người mẹ chuyển dạ.

Đây là vị trí khi em bé nằm ngang trong tử cung, do vậy, phần vai của em bé sẽ là phần ra trước. Trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng... của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và thường phải sinh mổ.

Những vị trí ngôi thai khi thai nhi quay đầu khác

  • Ngôi chẩm chậu trái trước, hay còn được gọi là ngôi thai thuận: là vị trí mà đầu em bé hơi chúc xuống, mặt hướng về phía lưng của mẹ. Cằm của em bé sẽ chạm vào ngực và đầu em bé sẽ chuẩn bị đi vào vùng chậu của mẹ. Đây là vị trí thai nhi quay đầu lý tưởng để có cuộc “vượt cạn” an toàn nhất.
  • Chẩm sau: thai nhi quay đầu xuống, nhưng mặt của em bé lại quay về hướng bụng của mẹ, thay vì quay về hướng lưng.
  • Ngôi mông: là vị trí mà mông hoặc chân của em bé sẽ ra trước, phần đầu sẽ ra sau cùng. Hay người ta còn gọi tình huống này là thai nhi không quay đầu. Có ba loại ngôi mông khác nhau. Mẹ có thể xem hình bên dưới, sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Những hình ảnh ngôi thai ngang

Lý do tại sao bé lại nằm ở vị trí như vậy trong bụng mẹ

Khi siêu âm, hình ảnh ngôi thai ngang ở một số trẻ sơ sinh có thể không vì một lý do cụ thể nào cả. Tuy nhiên, một số tình huống nhất định khiến con chọn vị trị này cao hơn cả, bao gồm:

  • Cấu trúc cơ thể có thể có vấn đề về khung xương chậu khiến đầu của con không thể xoay đung ngôi thai thuận.
  • Những bất thường ở tử cung như u xơ hay u nang.
  • Mang thai đôi trở lên, điều này có nghĩa là sẽ có ít nhất một em bé ngôi mông hoặc ngôi ngang đơn giản vì có sự cạnh tranh về không gian trong bụng mẹ.
  • Các vấn đề về nhau thai. Nhau tiền đạo cũng có liên quan đến hiện tượng ngôi mông hoặc ngôi ngang.
  • Đa ối hay dư ối

Có thể xoay đầy thai nhi đang ở vị trí ngôi thai ngang không?

Nhiều kỹ thuật có thể được áp dụng để khuyến khích thai nhi quay đầu lại đúng vị trí thai thuận.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thủ thuật xoay thai ngoài

Đây là thủ thuật y tế, thường tiến hành khi thai gần đủ tháng (khoảng 36 – 37 tuần); giúp biến ngôi ngang, ngôi ngược thành ngôi đầu, tăng khả năng sinh thường qua đường âm đạo cho mẹ bầu.

Lưu ý: thủ thuật này không phải lúc nào cũng an toàn. Mức độ thành công phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của từng bác sĩ và điều kiện thuận lợi từ phía thai phụ và thai nhi.

Bơi lội hay tập yoga

Một số động tác yoga như puppy pose có thể giúp kích thích trẻ xoay mình trong bụng mẹ. Vì sự an toàn, mẹ chỉ nên thực hiện sau khi đã tham vấn ý kiến bác sĩ và có sự theo dõi hướng dẫn của giáo viên yoga nhiều kinh nghiệm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các động tác bơi lội có thể giúp thai nhi tự xoay về phía ngôi thai thuận. Hiệu quả của những phương pháp này không đảm bảo 100%, nhưng sẽ không gây hại cho thai nhi mà thậm chí còn mang lại những lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu.

Massage và chăm sóc thần kinh cột sống

Phương pháp massage và chăm sóc trị liệu thần kinh cột sống cũng là lựa chọn khác có thể giúp vận động các mô mềm và khuyến khích đầu con di chuyển vào khung xương chậu. Đặc biệt, hãy tìm đến những bác sĩ chỉnh hình được đào tạo về kỹ thuật Webster, vì họ có kiến ​​thức cụ thể về các vấn đề mang thai và vùng chậu.

Vị trí ngôi thai này của thai nhi khá hiếm gặp trong thai kỳ, nhưng không phải là không có. Do đó, hãy luôn tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ mẹo hay bí quyết nào. Ngoài ra, thăm khám thai đầy đủ sẽ giúp theo dõi chặt chẽ tình hình sức khoẻ của bé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu