Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nhắc đến những cụm từ quen thuộc “cái tôi quá cao”, “cái tôi quá lớn”. Hiểu về CÁI TÔI của con để cập “Cái tôi” ở đây – được nói đến khi phân tích rõ lại không phải chỉ là cái tôi, mà là sự quyết định sự độc lập của một cá nhân được thành hình, nuôi dưỡng từ năm tháng ấu thơ.
Chúng tôi xin giới thiệu qua về bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý người Áo Sigmund Freud (1856-1939) trong bài hiểu về CÁI TÔI của con này. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Phân tâm học là kiến thức quen thuộc của các nhà tâm lý học dù theo các trường phái nào. Thuyết phân tâm học của ông gồm 3 khái niệm chính: Id, Ego and Superego.
Hiểu về CÁI TÔI của con qua nghiên cứu của bác sĩ Sigmund Freud
Id có thể hiểu là bản ngã. Ego là I-cái tôi. Super ego là “above I”-siêu tôi. Theo thuyết phân tâm của tác giả Sigmund Freud thì bản ngã là phần nguyên sơ, bản năng của tâm trí, chứa đựng những khuynh hướng tính dục, những phản ứng bản năng nhất và cả vùng trí nhớ bị giấu đi (có thể là tiềm thức, vô thức).
Siêu tôi sẽ hoạt động hướng theo những chuẩn mực đạo đức, định kiến, thói quen, văn hóa xã hội mà chúng ta thường quen với cái gọi là đúng hay sai.
Cái tôi là phần thực tế nhất, là phần trung hòa giữa khát khao của bản ngã và cái siêu tôi. Và đây là phần chú trọng của hiểu về CÁI TÔI của con.
Hiểu về Cái Tôi của con – Thuyết Sigmund Freud
Cái tôi mà chúng ta hay nghĩ đến với sắc thái nghiêng về bản ngã hơn là cái tôi ego. Ở đây chúng tôi nhắc qua khái niệm để nói đến cách chúng ta đang kiềm hãm hay khơi gợi cái tôi độc lập trong mỗi đứa trẻ cần thiết để hiểu về cái tôi của con trẻ.
Xây dựng cái tôi của trẻ như thế nào cho đúng?
Một cá nhân không nên để cho bản ngã lấn át hoặc cũng không nên để cho siêu tôi lấn át
Bản ngã quá lớn, cá nhân sẽ khó lòng chung sống, dù cá nhân ấy vẫn có thể tồn tại. Siêu tôi quá lớn thì cá nhân ấy sẽ khó mà hạnh phúc vì chẳng bao giờ cảm thấy đủ vì phải đáp ứng quá nhiều chuẩn mực.
Vì vậy sự cân bằng hài hòa hay điều khiển kiểm soát là một trong những điều quan trọng khi hiểu về CÁI TÔI của con.
“Con làm như thế người ta cười cho”, “Khóc nữa là chú đánh”, “Ăn đi chú nhìn kìa”, “Con làm vậy chẳng giống ai”… vô vàn câu nói chúng ta đã nghe qua hoặc thậm chí từng nói, từng nghĩ mà không biết đã dần xây lên lớp rào, hay khối bê tông trong tâm trí của một đứa trẻ, và cái tôi của con dần không phát triển lành mạnh theo đúng chiều hướng.
Sự độc lập của một cá nhân đến từ việc cái tôi của cá nhân ấy có mạnh khỏe hay không
Con nghĩ gì, con hành động như thế nào chứ không phải con biết được gì rồi. Đôi khi, chính người thân nhất là người tạo ra cái siêu tôi hay luôn áp đảo với trẻ.
Một đứa trẻ được giáo dục với sự sợ hãi định kiến, với lối áp đặt một chiều sẽ dẫn đến khả năng đứa trẻ ấy răm rắp tuân theo chuẩn mực và luôn có cảm giác không an toàn khi từ chối chuẩn mực để làm theo đúng điều mình mong muốn (hợp lý).
Một đứa trẻ được giáo dục với việc phát huy tối đa sự tự do, không có giới hạn, đứa trẻ ấy có thể có khuynh hướng không bao giờ biết đến giới hạn và những điều “tuyệt đối không”.
Một cái tôi khỏe mạnh là cái tôi có thể cân bằng được bản ngã với chuẩn mực xã hội
Khi ấy, cá nhân mới dễ dàng tự đưa ra quyết định của bản thân. Họ trực tiếp cân nhắc và trực tiếp lựa chọn. Thật ra việc cấm đoán hay áp đặt thỉnh thoảng giúp bạn giải quyết nhanh gọn chuyện với con mình. Đó là khi bạn áp ngay vào khái niệm đúng hay sai.
Thực tế cuộc sống không có đúng hay sai tuyệt đối. Nếu bạn chịu mất thời gian hơn để cùng con phân tích tình huống, con sẽ có cơ hội học cách cân bằng giữa điều con muốn là điều kiện thực tế, bạn sẽ hiểu về cái tôi của con hơn, và tạo điều kiện cho con rèn luyện phát triển và kiểm soát cái tôi của chính mình.
Và nếu, lựa chọn của con không như ý bạn nhưng nó không xâm phạm những nguyên tắc khẩn cấp thì hãy để con thử. Chỉ có trải nghiệm mới giúp một cá nhân ngày càng có kỹ năng cân bằng được giữa bản ngã và cái siêu tôi.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!