8 lý do của hiện tượng thai nhi không đạp trong bụng mẹ

Một trong những thời điểm đáng nhớ nhất của mẹ khi mang thai chính là cú đạp đầu tiên của con trong bụng. Đặc biệt, trong những tháng cuối cùng của thai kỳ, việc thai nhi liên tục đá là điều dễ nhận thấy. Nhưng phải làm gì nếu đột nhiên một ngày, bạn không thấy con phản ứng hay đạp nữa? Hay con đang ngủ? Hoặc có vấn đề gì rồi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hiện tượng thai nhi không đạp có thể do các nguyên nhân như mẹ dùng thuốc, mẹ bị thiếu ối, cơ thể mẹ không khỏe hoặc các nguyên nhân khác... Khi có biểu hiện bất thường mẹ nên đi khám ngay.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân của hiện tượng thai nhi không đạp
  • Cách đếm cử động thai

Nguyên nhân của hiện tượng thai nhi không đạp

Thuốc ngủ mẹ bầu đang dùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Việc tiêu thụ thuốc kháng histamine, một loại thuốc có tác dụng an thần, giúp mẹ bầu ngủ ngon và được bác sĩ cho phép sử dụng có thể khiến con cũng buồn ngủ theo. Nói cách khác, chuyển động của em bé trong bụng mẹ sẽ giảm đi đáng kể.

Hiện tượng này không có gì phải lo lắng cả. Chỉ cần nhớ phải uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ.

Mẹ có thể quan tâm:

Thai đạp nhiều bên trái có sao không? Làm sao để đếm cú đạp của em bé?

Cơ thể mẹ bầu không khỏe

Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ bầu cũng ảnh hưởng tới thai nhi. Trong đó, tâm trạng căng thẳng hoặc chán nản khiến giảm chuyển động của bé ở trong bụng. Giảm nhiều đến nỗi mẹ cảm thấy dường như con không đạp.

Con không đạp có thể do mẹ không khỏe (Nguồn ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lúc nào có hiện tượng con không đạp, kèm theo mẹ stress và chán nản, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để thăm khám nhé.

Vấn đề bên trong

Sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu các cơ quan trong cơ thể của mẹ hoạt động không đúng chức năng hoặc không hết công suất. Chính vì thế, việc cung cấp dinh dưỡng, không khí tới con ít nhiều bị ảnh hưởng.

Hiện tượng thai nhi không đạp: Có thể do thiếu nước ối

Như các mẹ đều biết, con ở trong bụng mẹ là môi trường chất lỏng. Nói cách khác, thai nhi ngập chìm trong nước ối. Nếu thiếu nước ối thì cực kỳ nguy hiểm.

Khi xảy ra hiện tượng này, hoặc là thai nhi sẽ cố gắng đạp thật mạnh để báo hiệu nguy hiểm. Hoặc khi con đã ngừng đạp thì nhiều khả năng con có vấn đề rồi đấy. Đến bác sĩ ngay đi!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thiếu oxy

Thai nhi nhận oxy thông qua dây rốn nối giữa mẹ và con. Khi dây này bị xoắn, nó có thể làm cho mức oxy giảm xuống. Tình trạng này gọi là thiếu oxy ở thai nhi.

Lúc này, các chuyển động của thai nhi sẽ chậm lại. Một phần là để bảo tồn năng lượng còn lại. Phần khác là để tìm cách báo nguy hiểm tới mẹ.

Hiện tượng thai nhi không đạp: Do vị trí mang thai

Những cú đá của con có thể bị ảnh hưởng khi nằm ở vị trí bất lợi. Ví dụ như em bé nằm trên bụng của bạn vậy. Khi đó, đầu và chân của em bé sẽ ở hai bên hông của bạn. Không gian để bé đạp cũng sẽ giảm đi nhiều.

Mặt khác, nhau thai cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc đạp của thai nhi. Nó có thể gây ra dị tật. Cần được xử lý kịp thời. Và tốt nhất, trong trường hợp này, là sinh mổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí nằm của thai cũng ảnh hưởng đến việc đạp của bé (Nguồn ảnh: istockphoto)

Bé đang nghỉ ngơi

Theo các nghiên cứu khoa học, tổng số cú đá mỗi ngày mà thai nhi tác động thường giống nhau. Nếu khác nhau, có thể con đang có vấn đề. Ít nhất phải theo dõi để chắc chắn con không bị làm sao. Thông thường, trong khoảng 12 giờ, một thai nhi sẽ đấm, đá… ít nhất khoảng 10 lần.

Nếu bé không đạp, cũng có thể do bé đang nghỉ ngơi. Nếu ngoài hiện tượng bé không đạp mà không có hiện tượng bất thường nào khác thì có thể rơi vào trường hợp này.

Mẹ có thể quan tâm:

Thai đạp nhiều liệu có an toàn cho mẹ và bé hay không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thai nhi không đạp là dấu hiệu thai chết lưu

Mặc dù không muốn, nhưng vẫn phải nêu ra để các mẹ được biết. Hiện tượng thai nhi không đạp vì chết lưu là mẹ vẫn mang thai con, không thấy máy móc, cử động hay gì cả song không đi kiểm tra. Đến khi thăm khám thì bác sĩ mới phát hiện ra con bị chết lưu. Tức là đã chết từ lâu rồi và không được xử lý.

Con đương nhiên sẽ không đạp. Và có lẽ cũng sẽ chẳng có cơ hội mà đạp nữa. Vậy nên, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường, hãy đến khám bác sĩ ngay.

Cách đếm cử động thai

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, thai phụ nên biết cách đếm cử động thai để sớm phát hiện bất thường. Thời điểm bắt đầu đếm có thể từ tuần thứ 18-20 hoặc sớm hơn. Cử động thai được cảm nhận rõ ràng nhất ở sau tuần thứ 28 của thai kỳ.

Mẹ nên học đếm cử động thai (Nguồn ảnh: istockphoto)

Trước khi đi tiểu, mẹ cần làm trống bàng quang, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của bé trong vòng 1 tiếng. Thai nhi khỏe mạnh có ít nhất 4 đợt cử động trong khoảng thời gian này. Nếu có ít hơn 4 đợt, mẹ phải nằm nghỉ và đếm lại trong 1 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 giờ tiếp theo có ít hơn 10 cử động thì cần đến cơ sở y tế để được theo dõi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên đếm cử động thai vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày, tốt nhất là sau khi ăn no và đã đi vệ sinh.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo Tiến sĩ Christopher Chong, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Gleneagles, việc mẹ bị béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh liên quan khác cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Nhiều người khi gặp bác sĩ Chong đã bị cảm giác giả tạo an toàn rằng thai nhi vẫn bình an. Cho tới khi họ phát hiện ra thì đã muộn.

Kinh nghiệm chó thấy, nếu bé không chuyển động suốt 24 giờ sau tuần 28 thì mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ. Sau 36 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kiểm tra đếm cử động đạp của thai nhi. Theo đó, mẹ phải đếm chuyển động của bé từ 9h sáng. Ghi lại thời gian bé đạp. Cần có ít nhất 10 chuyển động và đạp mỗi ngày".

Vậy nên, đừng chủ quan kẻo ôm hận nhé!

Lời kết

Hiện tượng thai nhi không đạp khá phổ biến. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này. Thay vì tự xử lý, các mẹ bầu có thể đến tham khảo và khám các bác sĩ để chắc chắn con mình vẫn ổn. Ngoài ra, nên bổ sung thêm những chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Theo SmartParents

Nguồn tham khảo: Cử động thai - Nên đếm lúc nào trong ngày - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

DAVE