Sự sống và hoạt động của thai nhi 20 tuần
Cha mẹ tương lai có thể nhìn thấy sự sống và hoạt động của thai nhi 20 tuần tuổi nhờ kỹ thuật chụp MRI mới. Cha mẹ cùng theo dõi nhé!
Sự phát triển của thai nhi 20 tuần
Bé bắt đầu “giao tiếp” với Mẹ qua những cử động đầu tiên hay còn gọi là “thai máy”. Đây là dấu hiệu thai nhi đã chuyển sang giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Từ thời điểm này đến giai đoạn cuối của thai kỳ, não tăng 6 lần cả về kích thước lẫn khối lượng, tế bào não hình thành những kết nối phức tạp hơn, tốc độ hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhanh hơn.
Các tế bào thần kinh bắt đầu phát triển mạnh cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
- Khi có mang 20 tuần, bé dài khoảng 15cm, khoảng chiều dài quả cà tím, và cân nặng khoảng 230g.
- Da của bé dày hơn và phát triển các lớp dưới lớp vernix bảo vệ trong tuần mang thai thứ 20.
- Tóc và móng tay của bé tiếp tục phát triển.
- Các chi của bé phát triển tốt.
Video về sự sống và hoạt động của thai nhi 20 tuần tuổi
https://www.youtube.com/watch?v=YQlLPdugRws
Sự thay đổi của người mẹ
Mẹ chính thức đi được nửa đường của thai kỳ! Tử cung phát triển lớn lên và đẩy một số cơ quan ra khỏi vị trí bình thường.
Mẹ trở nên hay đau nhức vùng chậu, đi tiểu khó khăn hơn
Ruột là cơ quan đầu tiên dịch chuyển do tử cung mở rộng. Tần suất tiểu tiện có thể chậm lại, thường đi với giảm bớt rủi ro nhiễm trùng đường tiểu. Khi tình trạng căng cơ và dây chằng xung quanh dạ con đang nhiều thêm, lúc này mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức, cụ thể ở bụng dưới hoặc lưng. Một chứng đau điển hình gọi là đau dây chằng vùng khung chậu. Dây chằng vùng khung chậu là một trong những dây chằng giữ cho dạ con ở đúng vị trí. Trong trời gian mang thai nó căng và dày hơn để phù hợp cho tử cung đang lớn lên.
Di chuyển khó khăn
Nếu mẹ bầu di chuyển đột ngột hoặc với tay lấy cái gì nhanh, mẹ có thể cảm thấy đau dây chằng vùng khung chậu, đau nhói và bị chuột rút tạm thời ở khu vực khung xương chậu. Đau dây chằng vùng khung chậu cũng có thể phát sinh khi tập thể dục.
Dễ tẽ ngã, mất thăng bằng
Vào tuần mang thai thứ 20, bụng và tử cung phát triển lớn lên, bây giờ nặng hơn và cao hơn khiến cho trọng tâm cơ thể Mẹ nghiêng về phía trước, mẹ bầu có thể cảm thấy sắp té ngã vào bất cứ lúc nào. Đây không phải là điều bất thường. Phần thấp hơn của xương sống có thể bắt đầu cong nhẹ ra phía sau để giúp bù cho phần trọng tâm. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng thêm đối với phần cơ bắp ở lưng.
Dịch ra nhiều hơn
Lượng dịch thải ra có thể gia tăng trong khoảng tuần mang thai thứ 20.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 20 tuần
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều gì?
Khám siêu âm lần thứ hai trong thai kỳ tuần 20 là một cách tốt để xem bé đang phát triển như thế nào và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Siêu âm vào ba tháng giữa của thai kỳ ngoài việc mang lại niềm vui khi nhìn ngắm bé còn cho mẹ và bác sĩ biết rõ tình hình sức khỏe tổng thể của bé và việc mang thai của bạn. Nếu mẹ lo ngại về lần siêu âm này, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và làm rõ những vấn đề mà mẹ đang lo ngại.
Những xét nghiệm mà mẹ cần biết?
Vào thời điểm mang thai 20 tuần, mẹ sẽ được chọc ối nếu mẹ đã quyết định thực hiện xét nghiệm này. Chọc ối được thực hiện vì lý do cụ thể, nhưng không phải là một xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng là mẹ thảo luận về những lợi ích, rủi ro và hạn chế của các xét nghiệm với bác sĩ. Khi chọc ối, một mẫu dịch ối sẽ được lấy từ vị trí quanh bé. Mẫu này sẽ được kiểm tra để xem nếu bé có bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.
Qua đây, hi vọng bạn có thể hình dung được về sự sống và hoạt động của thai nhi 20 tuần như thế nào rồi. Chúc bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Xem thêm
- Sự phát triển của thai nhi 21 tuần trong bụng mẹ diễn ra như thế nào?
- Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là phù hợp? Mẹ bầu cần làm xét nghiệm gì?
- Thai nhi 23 tuần tuổi và những lưu ý dành cho mẹ
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!