Trước đây Hari Won từng chia sẻ về việc mình khó có con do bệnh ung thư. Mới đây trong 1 chương trình truyền hình, cô đã khóc kể về căn bệnh ung thư của mình.
Hari Won khó có con, có thể vô sinh vĩnh viễn
Ekip sản xuất chương trình truyền hình Chị em chúng mình vừa tung ra trailer quảng bá cho tập 16 sắp lên sóng. Trong trailer này, Hari Won bật khóc kể về căn bệnh ung thư cổ tử cung mình mắc phải.
Trước sự chứng kiến của các chị em, Hari Won nghẹn ngào tủi thân chia sẻ rằng: “Đến thời điểm thì em vẫn chưa có con. Một phần cũng do sức khỏe của em, em đã phẫu thuật tử cung 2 lần nên giờ tử cung của em ngắn hơn người bình thường, khi mang bầu sẽ khó giữ được em bé và rất nguy hiểm. Một phần nữa là có con thì mình không làm được gì hết trong vòng 2 năm tới”.
Đến nay, sau 5 năm, những tưởng mọi chuyện đã ổn định rồi, nào ngờ căn bệnh ung thư buồng trứng vẫn để lại di chứng. Hari Won kể: “Từ xưa đến giờ em rất khao khát được có con. Hồi nhỏ, em luôn cân nhắc bản thân rằng trước 30 tuổi nếu có con thì mình phải có kinh tế ổn định chứ không phải muốn đẻ là đẻ. Em không muốn trường hợp giống như chính mình xảy ra lần nữa, muốn đi học cũng không có điều kiện đi học. Nếu đẻ con mà mình chẳng đủ điều kiện lo cho nó, chắc chắn em không chịu nổi”.
“Em bị ung thư cổ tử cung, em đã mổ 2 lần. Hết 5 năm rồi, em cứ nghĩ mọi thứ đã ổn nên em đi khám lại. Nào ngờ nó vẫn còn viêm. Em đã cắt bỏ rất nhiều. Bây giờ em mới biết trong cơ thể em có cái gì đó gây ra ung thư, chẳng có cách nào điều trị hết. Miễn là em phải khỏe và miễn dịch tốt thì tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt. Còn ngược lại, nếu sức khỏe em tệ đi, tế bào ung thư kia sẽ phát triển lên. Nhưng vấn đề còn nằm ở chỗ cổ tử cung của em ngắn quá. Nếu lần này em còn bị bệnh nữa thì có thể vô sinh luôn”.
Cảnh giác với ung thư cổ tử cung
Hari Won không phải là trường hợp duy nhất bị ảnh hưởng vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. Rất may, cô phát hiện ra bệnh ung thư vào giai đoạn đầu nên đã điều trị kịp thời và qua khỏi. Dẫu vậy, di chứng của nó vẫn khiến Hari Won khó có con dù kết hôn đã lâu.
Mỗi năm nước ta có hàng nghìn ca mắc ung thư cổ tử cung mới, trong đó khoảng 1 nửa ca bệnh gây tử vong. Bệnh không liên quan đến yếu tố di truyền và gia đình mà chủ yếu do nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus) – virus gây u nhú ở người lây nhiễm qua tiếp xúc sinh dục (kể cả quan hệ bằng tay, miệng); truyền qua đồ lót, găng phẫu thuật, kềm bấm sinh thiết; từ mẹ sang con khi sinh nở…
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ độ tuổi 40 – 60, gặp nhiều ở người 50 – 55 tuổi. Tuy nhiên, mầm bệnh HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể hàng chục năm trước. Một số quốc gia ghi nhận căn bệnh này có xu hướng trẻ hóa, do độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục của bé gái sớm hơn mười năm trước, dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV và ung thư ở tuổi còn rất trẻ.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Triệu chứng ung thư cổ tử cung thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Nếu bỏ qua 10 dấu hiệu dưới đây có thể khiến bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, giảm cơ hội điều trị:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Khối ung thư phát triển, ăn lan sang các mô lân cận, tạo ra mạch mới, dễ vỡ, gây chảy máu. Chảy máu bất thường xảy ra giữa kỳ kinh nguyệt/sau khi quan hệ tình dục/sau mãn kinh. Máu thường đỏ tươi, lượng ít, tự ngưng nhưng sau đó lặp lại và tăng dần.
- Huyết trắng: Huyết trắng lúc đầu ít, sau tăng dần, có thể loãng hay nhầy, trắng đục hoặc lẫn máu nhầy như máu cá, lâu ngày có mùi hôi.
- Đau sau quan hệ: Quan hệ tình dục đau là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tổn thương ở đường sinh dục, trong đó có ung thư cổ tử cung.
- Đau vùng chậu: Cơn đau âm ỉ, xảy ra bất cứ lúc nào trong tháng và thường xuyên hơn.
- Rối loạn kinh nguyệt: Ung thư cổ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.
- Khó chịu khi tiểu: Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây khó chịu khi tiểu, gắt buốt.
- Tiểu không kiểm soát: Tiểu khó, lắt nhắt, đôi lúc kèm máu, không tự chủ là dấu hiệu cảnh báo ung thư đã lan rộng ra ngoài cổ tử cung.
- Giảm cân không rõ lý do: Thường gặp ở giai đoạn muộn, sụt cân cho thấy bệnh đang tiến xa.
- Mệt mỏi liên tục: Cơ thể thiếu máu và suy giảm miễn dịch.
- Đau chân: Khối ung thư lan ra làm tắc nghẽn dòng máu, gây sưng và đau chân. Đau có xu hướng liên tục và tăng theo thời gian.
Các triệu chứng trên không đồng nghĩa với ung thư mà gặp trong nhiều bệnh khác nên cần được bác sĩ khám để chẩn đoán loại trừ.
Nguồn tổng hợp
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!