Giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời rét đậm – mà không khiến trẻ bị nóng, là điều không dễ dàng. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn biết chính xác thế nào là đủ ấm cho em bé.
Giữ ấm cho bé mà không cần đắp chăn
Để giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ngủ mà không nằm gối hay đắp chăn. Bạn cũng không được làm cho phòng quá nóng.
Chọn một tấm vải nỉ ấm áp cho giường cũi của bé. Bố mẹ nên cho bé mặc áo liền quần mềm để người bé được che kín từ đầu đến chân. Nếu muốn ấm áp hơn, bạn có thể cho bé mặc thêm áo dưới đồ ngủ.
Một lựa chọn tuyệt vời để thay thế cho chăn là túi ngủ có khóa kéo. Bé vẫn có thể di chuyển tay chân trong túi nhưng vẫn rất ấm áp.
Một mẹo nhỏ cho bạn: Bạn có thể làm ấm giường lạnh bằng chai nước nóng hoặc đệm sưởi. Nhưng bạn nhớ không cho bé nằm lên những vật này.
Cho bé mặc gì khi ra khỏi nhà?
Bí quyết đầu tiên: Mặc nhiều lớp, dễ mặc, dễ cởi. Bạn nên mặc áo khoác dày bên ngoài cho bé. Khi đưa bé ra ngoài bằng xe đẩy, bạn nên dùng chăn len hoặc lông cừu đắp cho bé và che chắn kín xe đẩy.
Đội mũ mềm và đeo găng tay cho bé để bé không bị cảm lạnh. Nếu bé thường xuyên mút tay, mẹ nhớ mang theo nhiều găng tay để thay cho bé. Găng lạnh sẽ khiến bé bị lạnh hơn. Bé cung cần mang vớ thật ấm.
Nếu lúc đầu bé vui vẻ ra ngoài nhưng sau đó bắt đầu quấy khóc, bé có thể đang cố nói với bạn rằng bé lạnh. Bạn nên kiểm tra ngón tay, ngón chân, tai và mặt thường xuyên để tránh bé bị lạnh.
Một điều nữa cần lưu ý là không nên mặc quá nhiều lớp đến mức không thể cài dây an toàn trên cũi hay ghế xe hơi của bé. Dây đai an toàn của bé vẫn cần được cài chắc chắn giữa hai chân bé.
Mẹ phải làm gì để giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời rét đậm
Đừng cố gắng chà xát da để giúp bé ấm hơn. Bạn cũng không nên để bé tạo áp lực lên các bộ phận cơ thể bị lạnh – ví dụ như bò. Thay vào đó, bạn nên nắm tay bé, ủ tay bé vào nách bố mẹ. Sau đó, ngâm tay bé trong nước ấm.
Ánh nắng mùa rét vẫn có thể khiến bé bị hỏng da. Vì thế nếu em bé dưới 6 tuổi, bạn hãy che chắn bé hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời. Thoa một chút kem chống nắng cho em bé lên bất kỳ bộ phận nào có thể bị lộ – ví dụ má của bé – trước khi bạn ra ngoài.
Các loại kem chống nắng an toàn nhất cho trẻ sơ sinh không có hóa chất, và được làm bằng oxit kẽm hoặc titan dioxide (những thành phần này ngăn chặn ánh nắng mặt trời). Nếu con bạn 6 tháng tuổi trở lên, hãy thoa kem chống nắng mỗi khi bạn ra ngoài trời.
Làm thế nào để da bé không bị quá khô?
Gió lạnh và không khí khô trong nhà có thể làm tổn thương làn da mỏng manh của bé. Để giữ ẩm da bé, bạn nên chọn loại kem dành riêng cho làn da bé sơ sinh.
Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn không nên bôi dầu nhờn lên da trẻ sơ sinh. Hãy đợi đến khi bé được một tháng tuổi.
Xà phòng và nước làm khô da bé, vì vậy hãy cẩn thận đừng tắm quá nhiều trong những tháng mùa đông. Khi bạn tắm cho bé, dùng nước ấm, không quá nóng và xà phòng thật nhẹ.
Không nên cho bé ngâm nước quá lâu. Sau khi bé tắm xong, bạn nên quấn bé bằng khăn trùm ngay khi bé ra khỏi nước. Không được vỗ hay chà xát để lau khô bé.
Giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi trời rét đậm không chỉ mặc thật nhiều áo là xong. Trên đây là những cách để mẹ không khiến bé bị nóng. Khi bé bị đổ mồ hôi, mẹ cần ngay lập tức cởi bớt áo ngoài để bé không bị cảm lạnh. Chúc ba mẹ và bé sẽ đi qua mùa rét đậm ở miền Bắc tết 2020 này thật thuận lợi, khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!