Giáo dục con từ bé để con thích nghi nhanh với cuộc sống bên ngoài (phần 1)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu với việc giáo dục con từ bé. Quá mềm mỏng con sẽ không nghe lời, hoặc nếu quá nghiêm khắc thì cũng phản tác dụng. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài chia sẻ của chị Kathryn Perrotti Leavitt, một cây viết tự do tại Boulder, Colorado về phương pháp dạy con kể từ lúc mới sinh. Bài viết được xuất bản lần đầu trên tạp chí American Baby vào tháng 11 năm 2004.

Câu chuyện thực tế của Kathryn về giáo dục con từ bé

Kathryn chia sẻ với độc giả về bé Luke nhà chị. Lúc đó bé mới 1 tuổi. Cứ khi nào bé ở gần chỗ có sỏi là bé vơ đống sỏi đó cho vào miệng. Có khi nhìn thấy chú mèo nhà, Luke quay ra tấn công con mèo, mặc dù nó cào lại và rít lên giận dữ.

Ảnh minh hoạ

Chị Kathryn rất bối rối vì những điều này thường xuyên xảy ra. Chị phải tìm cách bảo vệ con trai khỏi rủi ro mà không làm ảnh hưởng đến động lực khám phá thế giới của con. Thực sự, để mà nói ra thì dễ hơn làm, khi yêu cầu một đứa trẻ mới biết đi ngừng ăn sỏi.

Giáo dục con từ bé là rất cần thiết

Khi con còn non nớt, phạt con theo cách truyền thống chẳng có hiệu quả mà lại phí thời gian. Thế thì khi trẻ mấy tuổi mới thích hợp để ta áp dụng kỷ luật cho con? Như bạn cũng biết đó, cha mẹ cần phải biết áp dụng kỷ luật thế nào cho đúng, cũng giống như trẻ em cũng cần học được rằng một số hành vi không an toàn hoặc không phù hợp với môi trường xã hội.

Trên tất cả, sẽ là một hành trình dài phía trước. Nhưng nếu bố mẹ duy trì được kỷ luật đúng cách, con bạn sẽ có nhiều trải nghiệm tích cực hơn.

Giáo dục con từ bé (kể từ khi mới sinh ra)

Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc lập giới hạn, củng cố hành vi tốt và ngăn chặn hành vi không mong muốn có thể bắt đầu khi con bạn còn nhỏ. Judith Myers-Walls, tiến sĩ, phó giáo sư về phát triển trẻ em và nghiên cứu gia đình tại Đại học Purdue ở Lafayette, Indiana, nhận định: "Có những điều mà ngay cả trẻ nhỏ cũng cần phải học, chẳng hạn như không được bứt tóc của bố mẹ".

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bởi vì khả năng của các em nhỏ về ngôn ngữ, trí nhớ và sự chú ý còn hạn chế, cách tốt nhất là dạy trẻ kiểm soát hậu quả hơn là dạy một bài học thực tế. Đánh lạc hướng (giúp trẻ chuyển từ một hành động không tốt sang một thứ tốt hơn) và lờ đi là hai cách rất hiệu quả. Ví dụ, nếu con bạn được 4 tháng tuổi và thấy thích thú khi vuốt tóc bạn, bạn có thể nhẹ nhàng gỡ tay bé ra, thơm bé một cái và chuyển sự chú ý của bé sang một thứ gì đó thú vị và phù hợp, chẳng hạn như tiếng kêu hay đồ chơi khác.

Bố mẹ cần bình tĩnh xử lý khi bé muốn thử những trò nghịch ngợm

Tất nhiên, bạn không bao giờ muốn bỏ qua một hành vi tiềm ẩn rủi ro. Thế nhưng dưới một góc độ khác, ngắm nhìn đứa con thơ 7 tháng tuổi của bạn vui vẻ ném bóng từ trên ghế cao xuống cũng là một điều khôn ngoan. Nên nhớ rằng trẻ nhỏ vô cùng ngây thơ và việc ném bóng ấy không nhằm chọc giận người lớn đâu. Bé sẽ học cách kiểm soát bàn tay của mình và bắt đầu hiểu khái niệm nguyên nhân và hậu quả của hành động. Có thể bố mẹ khó chịu với hành vi này của bé, điều quan trọng là không buồn bã hoặc phản ứng thái quá với bé.

Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy 39% cha mẹ nghĩ rằng con họ đang trêu chọc họ khi liên tục thay đổi các kênh trên điều khiển từ xa. Nhiều phụ huynh trở nên thất vọng khi một đứa trẻ cứ tiếp tục hành động như vậy, theo bà Nancy Samalin - tác giả cuốn sách "Yêu thương mà không làm hư trẻ" (Loving without Spoiling). Điều tốt nhất bạn cần làm là duy trì thái độ bình tĩnh với con và tiếp tục công việc của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phần 2: Cách dạy trẻ từ 8 tháng đến 3 tuổi ba mẹ đừng bỏ qua!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Việt Nam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thanh Hằng