Giảm tác hại của rượu bia sau Tết như thế nào để cơ thể sớm phục hồi và không ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe? Hãy kiên trì thực hiện các phương pháp thải độc cơ thể hiệu quả dưới đây.
Những tác hại lâu dài của rượu bia với sức khỏe
Tết đến xuân về, mỗi lần gặp mặt là một lần nâng ly. Bạn cảm thấy khó mà từ chối trước những lời mời chúc tụng của bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác. Những bữa nhậu cứ thế mà kéo dài liên miên, để lại nhiều tác hại khó lường về mặt sức khỏe cũng như mức độ an toàn khi tham gia giao thông.
Uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hầu hết mọi bộ phận của cơ thể. Nó không chỉ làm hỏng các cơ quan quan trọng mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi. Cụ thể là:
Ảnh hưởng tới não bộ
Uống quá nhiều rượu có thể có tàn phá hệ thần kinh trung ương, như nói chậm, suy giảm trí nhớ và phối hợp tay – mắt bị tổn thương. Lâu dài gây ra bệnh Alzheimer, đặc biệt ở phụ nữ.
Tổn thương gan
Là một hậu quả khác của việc uống rượu mãn tính. Hầu hết rượu uống vào được chuyển hóa ở gan, tạo ra các tác dụng phụ nguy hại có thể làm hỏng các tế bào gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Căn bệnh do rượu là giai đoạn sớm nhất của tổn thương gan do rượu. Tình trạng này có thể xảy ra theo thời gian khi uống quá nhiều rượu dẫn đến sự tích tụ chất béo trong tế bào gan, làm cản trở chức năng gan. 90% những người thường xuyên uống hơn 5 ly mỗi ngày đều bị gan nhiễm mỡ.
Khi uống nhiều rượu bia, bệnh gan nhiễm mỡ cuối cùng có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan và thậm chí là suy gan, đe dọa tính mạng. Rượu có thể làm cho các bệnh như bệnh gan, tiểu đường và bệnh thận trở nên nặng hơn.
Gây rối loạn giấc ngủ
Khi chất cồn làm chậm não bộ, bạn có thể thấy dễ ngủ. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngủ ngon theo cách này. Trong giấc ngủ, cơ thể của bạn vẫn tiếp tục hấp thụ và xử lý chất cồn. Bạn sẽ không thể có giấc ngủ sâu mà thậm chí còn có thể mơ ác mộng.
Làm suy giảm khả năng miễn dịch
Một đêm nhậu có thể khiến bạn bị cảm cúm. Bởi rượu “đạp phanh” hệ thống miễn dịch của bạn. Nó làm giảm số lượng tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra, để chống lại bệnh tật.Sau khoảng 24 tiếng đồng hồ sau khi uống rượu, bạn nhiều khả năng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt là khi mà các dịch bệnh đang bùng phát như ngày nay.
Giảm tác hại của rượu bia sau Tết như thế nào?
1. Thường xuyên uống trà gừng
Sau khi quá chén, người uống rượu thường bị rối loạn tiêu hóa. Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Mỗi sáng thức dậy, bạn cần uống một tách trà gừng ấm pha với mật ong. Làm liên tục trong nhiều ngày để giúp cơ thể thải độc và cải thiện tình hình sức khỏe tốt hơn.
2. Giảm tác hại của rượu bia sau Tết bằng cách thường xuyên vận động
Việc luyện tập thể dục thể thao luôn được khuyên và công dụng của nó đối với sức khỏe chắc hẳn bạn cũng đã biết. Luyện tập thể dục thể thao giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, mồ hôi được bài tiết nhiều hơn từ đó giúp cơ thể thải độc tố của rượu bia qua việc tiết nhiều mồ hôi cho cơ thể bạn một sức khỏe dẻo dai.
3. Tắm nước ấm và nước lạnh xen kẽ
Thực hành thủy liệu pháp bằng cách tắm nước rất nóng dưới vòi sen 5 phút, để nước chảy trên lưng. Tiếp theo là xả nước lạnh trong 30 giây. Lặp lại điều này 3 lần, và nghỉ trên giường trong 30 phút. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
4. Tăng cường ăn nhiều chất xơ
Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc của rượu bia thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.
5. Giảm tác hại của rượu bia sau tết bằng cách uống nhiều nước
Nước là công cụ kỳ diệu không chỉ có thể pha loãng nồng độ các chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất qua thận, từ đó giúp cho thận có điều kiện để đẩy nhiều chất độc thải do rượu bia gây ra được ra ngoài.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!