Cắt tóc máu cho bé sẽ giúp con lớn nhanh, khỏe mạnh. Cạo hết tóc máu sẽ giúp tóc con sau này mọc dài và dày hơn… Còn rất nhiều những lưu truyền khác mà các ông bố, bà mẹ không ít lần nghe được từ các đấng sinh thành, cô, dì, chú bác…Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm dân gian và rất tiếc là chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy cắt tóc máu giúp bé có được mái tóc đẹp sau này cả!
Cùng tìm hiểu nội dung bài viết:
- Cắt tóc máu cho bé và sự thật phũ phàng
- Lý giải hiện tượng tóc khác sau khi cắt
- Những lưu ý các bậc phụ huynh nên nhớ
Cắt tóc máu cho bé và sự thật phũ phàng
Rất tiếc, cho đến tận thời điểm này, chưa có một bằng chứng khoa học nào cho thấy điều trên là đúng cả. Theo nghiên cứu của Trung tâm Trichological (Singapore), kết cấu tóc của em bé được xác định về mặt di truyền. Tất cả các nang tóc đều được sinh ra cùng với em bé.
Cụ thể hơn, nang tóc là túi tế bào bên dưới da đầu giúp kích thích mọc tóc. Kích thước của nang tóc quyết định độ dày của tóc bé sau này. Nang tóc của bé càng lớn thì sợi tóc càng dày, nang càng nhiều, số lượng tóc càng lớn.
Như vậy, có thể thấy việc cạo hết tóc máu không giúp ích gì nhiều cho mái tóc sau này của con bạn. Thậm chí, nếu không cẩn thận, dao cạo còn khiến cho bé bị thương vì do đầu trẻ sơ sinh rất mỏng, xương sợ mềm.
Ba mẹ nào cũng muốn con có một mái tóc đẹp (Nguồn ảnh: Unplash)
Bạn có thể xem:
Hướng dẫn mẹ tắm cho trẻ sơ sinh bằng các loại lá mát, trị rôm sảy, cho bé giấc ngủ ngon
Lý giải ra sao về hiện tượng tóc khác sau khi cắt?
Nhiều người cũng đặt câu hỏi, tại sao tóc của bé nhìn rất khác sau khi cắt hết tóc máu? Câu trả lời là nếu như không cắt tóc máu thì tóc của trẻ cũng sẽ thay đổi dần dần.
Ban đầu, tóc của trẻ sơ sinh có đặc điểm là “ngắn, mỏng và thưa”. Dần dần, trong quá trình phát triển, tóc sẽ được thay thế bởi những chất dinh dưỡng hàng ngày bé ăn vào người. Chính sự hấp thụ dinh dưỡng này khiến tóc trở nên khác hơn khi mới sinh ra.
Nhiều bố mẹ cũng băn khoăn, không biết vì sao bé hay xảy ra hiện tượng bị rụng tóc, bị hói đầu? Theo LIVESTRONG, hiện tượng này là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trẻ và kéo dài khoảng 6 tháng. Ngoài ra, cũng có thể do tư thế ngồi, tư thế nằm và do giấc ngủ khiến bé bị rụng tóc. Ví dụ như động tác dụi đầu vào ghế, vào giường hoặc vào đệm chẳng hạn.
Mái tóc của con sẽ ảnh hưởng từ di truyền (Nguồn ảnh: Unplash)
Bạn có thể xem:
Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn an toàn và đúng chuẩn như bác sỹ ngay tại nhà
Những lưu ý các bậc phụ huynh nên nhớ
Theo BS CKI Nguyễn Thị Mỹ Linh- Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, sau khoảng 3 tháng tuổi vùng tóc sau đầu của trẻ sẽ tự rụng, tự thay tóc mới. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Dó đó, việc cắt tóc máu cho bé sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Vì sau một thời gian tóc cũng sẽ tự rụng đi.
Nếu bố mẹ thấy tóc máu gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé như tóc dài châm vào mắt tai, gây ngứa ngáy cho bé,… thì hãy cắt tỉa bớt cho bé. Nhất là tóc ở những vùng gần mắt, vành tai, cổ. Nếu không gây ảnh hưởng hay trở ngại gì thì bố mẹ không nên cắt tóc máu cho bé. Vì khi bé dưới 1 tuổi, thóp của trẻ chưa liền, lớp tóc máu này sẽ góp phần trong việc giữ ấm và bảo vệ thóp cho bé. Chính vì vậy, việc cắt tóc máu và làm mỏng tóc lúc này sẽ không có lợi cho bé.
Thói quen của người Việt là cắt hết tóc máu của trẻ khi trẻ mới ra đời. Do đây có thể coi là một phong tục truyền từ nhiều đời nên theAsianparent xin không bình luận gì.
Bởi thực tế, dù có cắt tóc máu hay không thì trẻ vẫn phát triển tốt.
- Chúng tôi chỉ đưa ra một số lưu ý nếu các ông bố, bà mẹ có ý định cắt tóc cho con:
- Không nên cắt tóc khi bé chưa đủ 5 tháng tuổi
- Không cắt tóc khi bé bị ốm, không được khỏe hoặc đang ươn.
- Sử dụng những dụng cụ an toàn cho trẻ
- Cắt càng nhanh càng tốt – nhưng phải thật cẩn thận
- Vừa cắt tóc vừa nói chuyện với con, an ủi con.
- Sau khi cắt xong, tắm cho con bằng nước ấm.
Theo theAsianParent Singapore
Nguồn tham khảo: Tóc máu là gì? Có nên cắt tóc máu ở trẻ sơ sinh – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!