Mẹ bầu bị dư ối có nguy hiểm không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dư ối có nguy hiểm không đối với sức khoẻ của bà mẹ và sự an toàn của thai nhi? Nguyên nhân của tình trạng này là gì? Mẹ có thể làm được gì không? 

Thế nào là tình trạng dư ối?

Nước ối đóng vai trò quan trọng, giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ và phát triển toàn diện. Bất cứ người mẹ nào khi đi khám thai cũng được bác sĩ đo chỉ số nước ối AFI qua siêu âm (đo theo kỹ thuật của Phelan) để xác định tình trạng ối của thai phụ.

Chỉ số AFI bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm. Tình trạng dư ối sẽ được bác sĩ xác định khi:

  • AFI từ 15-25cm
  • Hay lượng nước ối từ 800-1500ml

Để tìm hiểu dư nước ối có nguy hiểm không thì chị em phải hiểu biết về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phần tiếp theo của bài viết sẽ liệt kê những lý do cho các mẹ nắm bắt kiến thức.

Nguyên nhân mẹ bầu bị dư ối?

  • Mẹ bị mắc phải các bệnh lý nội khoa như tiểu đường, tiền sản giật-cao huyết áp, thiếu máu
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
  • Các bệnh nhiễm trùng như lậu, giang mai, CMV, Toxoplasma…
  • Hội chứng truyền máu song thai
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh: có chèn ép đường nuốt của bé, bất thường nhiễm sắc thể …
  • Ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác như viêm, bướu máu nhau, phù nhau, dây rốn thắt nút…
  • Ngoài ra, cũng có trường hợp không xác định rõ nguyên nhân

Dấu hiệu dư nước ối ở mẹ bầu như thế nào?

  • Bụng bầu thường to và căng bóng
  • Cảm giác khó chịu và việc hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn
  • Khó thở
  • Bàn chân sưng lên
  • Ợ nóng
  • Táo bón

Những dấu hiệu này nhìn chung khá là phổ biến với đa số phụ nữ mang thai. Do đó, việc thăm khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra là hết sức cần thiết để phát hiện những bất thường trong thai kỳ.

Thường gặp nhất là bà bầu ở những tháng cuối của thai kỳ. Dư ối tuần 36, hay dư ối tuần 37, 38 rất hay được quan tâm. Đôi khi, một số sản phụ có thể bị dư ối sớm, từ tuần thứ 20 của thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dư ối có nguy hiểm không?

Tuỳ vào tình trạng dư ối và thể trạng của mẹ bầu thì mới có thể xác định được dư nước ối có nguy hiểm không. Một số trường hợp dư ối khi mang thai có thể không gây bất kỳ vấn đề gì. Nhìn chung, tình trạng dư ối càng nghiêm trọng thì nguy cơ biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở càng cao.

Thai phụ bị dư ối có nguy hiểm không ở tuần 32 thai kỳ?

Tình trạng dư ối có nguy hiểm không ở tuần 32 tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng nếu thai phị bị dư ối tuần 32 thì việc nên làm là duy trì khám thai 2 tuần 1 lần; hay theo lịch của bác sĩ hẹn.

Trong trường hợp mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ thì nên khám và đo tim thai đều đặn 2 lần trong tuần. Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ trao đổi khi xác định được nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu mẹ bầu dư ối có nguy hiểm không ở tuần 36, 37, 38?

Dư ối thường xuất hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Nếu mẹ bầu dư ối tuần 36; hay dư ối tuần 37 và dư ối tuần 38 có thể xuất hiện các tình trạng như:

  • Vỡ ối sớm. Lượng chất lỏng trong tử cung quá cao mẹ sẽ bị nguy cơ vỡ màng ối sớm
  • Ngôi bất thường. Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác cho mẹ
  • Bong nhau thai
  • Sa dây rốn
  • Tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương

Đôi khi, bác sĩ có thể sẽ thảo luận về việc sinh mổ nếu cảm thấy em bé quá lớn, hoặc quá rủi ro nếu sinh thường.

Mẹ có thể làm gì khi bị dư ối?

  • Cố gắng đừng lo lắng, hãy nhớ tình trạng này chỉ xảy ra ở khoảng 1-2% phụ nữ mang thai và thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng
  • Nghỉ ngơi nhiều, nếu mẹ có đi làm việc thì có thể cân nhắc bắt đầu nghỉ thai sản sớm
  • Nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về kế hoạch sinh, bao gồm những việc cần làm nếu nước bị vỡ ối hoặc chuyển dạ sớm hơn dự kiến
  • Nếu có bất kỳ lo lắng nào về bản thân hoặc em bé, hay xuất hiện triệu chứng mới nào, hãy trao đổi với bác sĩ

Bất thường nào trong thai kỳ cũng làm mẹ lo lắng. Nhưng nếu lo lắng mà không giúp tình hình cải thiện thì mẹ nên chú tâm vào những việc khác có ích hơn. Đồng thời nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Có như thế, em bé mới "yên tâm" và xoay chuyển tình thế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu