Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ.
- Dinh dưỡng hợp lý cho bé 2 tuổi phát triển toàn diện
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang “Giai đoạn 2 tuổi là lúc trẻ phát triển thể chất, kỹ năng vật động, trẻ luôn muốn khám phá mọi thứ. Trẻ có thể thích chinh phục những nấc cầu thang trong nhà, thích lắc lư theo những điệu nhạc, chơi trò rượt đuổi với bất kỳ ai. Chính vì sự vận động không ngừng này, mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ có nhiều năng lượng và thúc đẩy các mốc phát triển của trẻ”.
Dinh dưỡng hợp lý cho bé 2 tuổi phát triển toàn diện
2 tuổi là mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của bé. Đây là quãng thời gian não bộ của bé phát triển rất nhanh, bé ham học hỏi và hoàn thiện các kỹ năng. Rất nhiều phụ huynh của trẻ khi bé sắp lên 2 tuổi luôn hoang mang trước các thông tin trên mạng về chế độ dinh dưỡng và bị “rối loạn” trước lượng thông tin quá nhiều và rồi không biết đâu là đúng, đâu là sai. Bài viết sau sẽ hé lộ chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cân bằng giúp trẻ hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi có gì khác?
Ở độ tuổi này, hầu như bé đã có đủ răng và cứng chắc hơn so với lúc 1 tuổi. Giai đoạn này, bé cũng không còn ăn cháo, bột nữa mà có thể bắt đầu ăn thức ăn của người lớn.
Bạn có thể bổ sung trong các món ngon cho bé 2 tuổi là cơm nát, cháo đặc (thay vì cháo loãng như trước), súp đặc, phở… Nhưng đồng thời vẫn nên cho con uống sữa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Tốt nhất là bạn hãy cho bé uống 2 ly sữa/ngày.
Bé 2 tuổi nên ăn bao nhiêu bữa một ngày?
Thực đơn cho trẻ 2 tuổi của viện dinh dưỡng: Theo nghiên cứu, bé nên có năm bữa ăn trong một ngày. Bao gồm ba bữa chính ăn cùng với cả gia đình. Điều này sẽ khiến cho bé cảm thấy phấn khích, thích thú. Bé vì thế sẽ ăn nhiều hơn so với việc cho bé ăn riêng một mình.
Hai bữa phụ vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Bữa phụ cũng rất quan trọng vì chúng giúp bé tránh tình trạng bị đói, ăn uống ngon miệng và cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện nhất. Trong bữa phụ này, các mẹ nên cho bé ăn các loại hoa quả, sữa chua, sữa… để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Xem thêm:
Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi hợp lý
Giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé rất cao vì vậy mẹ cần tăng về lượng cũng như chất trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ. Khẩu phần ăn cho trẻ 2 tuổi, cụ thể:
- Bé cần được ăn 2 bữa cơm nát
- Các loại thực phẩm đa dạng, phong phú (thịt, cá, tôm, cua, trứng, lạc, vừng, đậu, rau xanh, củ quả)
- 2 bữa cháo hoặc súp, phở (bữa phụ)
- Tráng miệng với hoa quả, sữa chua
- Uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức
Trong đó, mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn cơm nát cần phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần.
Ngoài ra, trẻ 2 tuổi ăn được khá nhiều thực phẩm nên thực đơn cho bé 2 tuổi cũng khá phong phú. Rất nhiều mẹ kết hợp nhiều món ăn cho con giúp con kích thích vị giác, thèm ăn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý, không phải thực phẩm nào cũng kết hợp với nhau mang lại hiệu quả tốt. Một số thực phẩm sau khi kết hợp sẽ khiến bé ăn vào không những không hấp thụ dinh dưỡng mà còn cảm thấy khó tiêu, đau bụng như: sữa + chuối, sữa + cam chanh, cà rốt + củ cải, thịt bò + hải sản, đậu đen, hẹ…
Xem thêm:
Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn vừa hấp dẫn vừa đảm bảo dinh dưỡng
Bạn có thể tham khảo thực đơn của chúng tôi như:
– 6h: Sữa 200ml + bánh mỳ ½ cái.
– 10h30: 1 bát cơm nát + trứng đúc thịt rán + canh cua mùng tơi + 1 quả quýt.
– 12h: Sữa 150ml
– 14h: Cháo gà-nấm hương.
– 18h: 1 bát cơm nát + cá sốt cà chua + rau muống xào + 100g đu đủ
– 20h: Sữa chua 100g
Trong các món ăn cho bé 2 tuổi, các mẹ cần lưu ý dù thay đổi món ăn ra sao. Thực đơn mỗi ngày của các con vẫn cần đúng 4 nhóm chất – đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, các bạn hoàn toàn chủ động kết hợp các món ăn sao cho giúp con thêm ngon miệng trong mỗi thực đơn. Chúc các bé luôn ăn ngon miệng và khoẻ mạnh mỗi ngày!
Nguồn tham khảo: Trẻ 24 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm
- Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi
- 15 trò chơi bổ ích, sáng tạo cho trẻ 2 tuổi
- Trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu Vitamin D?