Điều trị thai trứng với 3 phương pháp can thiệp y tế sẽ giúp mẹ bầu giải quyết tình trạng này. Tuy không giữ được con nhưng sẽ đảm bảo sức khoẻ cho lần mang thai kế tiếp.
Định nghĩa thai trứng
Thai trứng, hay còn gọi là chửa trứng, xảy ra khi sự thụ tinh diễn ra, nhưng không đi vào tử cung như lẽ tự nhiên. Đây là bệnh của tế bào nuôi, do sự tăng sinh của các hợp bào và lớp trong lá nuôi của gai nhau, tạo thành những túi chứa chất dịch, dính vào nhau như chùm nho.
Trong phần lớn các trường hợp, thai trứng là lành tính – một dạng của nguyên bào nuôi do thai nghén. Chửa trứng nói riêng hay bệnh nguyên bào nuôi nói chung có một ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người phụ nữ. Bởi vì, ngoài các biến chứng nhiễm độc, nhiễm trùng, xuất huyết, chửa trứng còn có một tỷ lệ biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi (Choriocarcinoma) khá cao khoảng từ 20-25%.
Có hai loại chửa trứng: hoàn toàn và bán phần. Cả hai đều có cùng một kết quả, vì vậy không loại nào là tệ hơn hay tốt hơn. Thai trứng hoàn toàn chỉ có mô nhau thai phát triển trong tử cung. Không có dấu hiệu của một bào thai nào cả. Còn thai trứng bán phần bao gồm mô nhau thai và một số mô bào thai. Nhưng mô của thai nhi chưa hoàn thiện và không bao giờ có thể phát triển thành em bé.
Trước khi tìm hiểu về cách điều trị thai trứng, ta nên biết về lý do khiến người phụ nữ gặp phải tình trạng này.
Nguyên nhân gây nên thai trứng
Không một ai hay phương thuốc nào hiện này có thể ngăn ngừa hay kiểm soát việc chửa thai trứng vì hiện nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nó có thể xảy đến với bạn thuộc mọi sắc tộc, lứa tuổi và hoàn cảnh.
Nhưng đôi khi hiện tượng này xảy ra do sự pha trộn ở cấp độ di truyền – DNA -. Sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp chữa trứng bắt nguồn từ người cha và 10% từ người mẹ.
Một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Tuổi tác: tỷ lệ cao hơn nếu thai phụ dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
- Tiền sử sinh đẻ nhiều lần; hoặc đã từng thai trứng lành tính, hoặc đã có những bất thường ở dạ tử cung
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic vitamin A… Do đó, tỉ lệ mắc ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển.
Cách điều trị thai trứng
Khi bác sĩ xác định thai trứng thì việc cần làm trước tiên là lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hay hút nạo. Kỹ thuật: hút nạo thai trứng, kết hợp giúp sự co hồi tử cung để cầm máu bằng truyền dung dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin, đồng thời dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Có thể dùng máy hút dưới áp lực âm để hút nhanh, tránh chảy máu. Nạo hút lại lần 2 sau 2 – 3 ngày. Gửi tổ chức mô nạo làm giải phẫu bệnh.
Cắt bỏ tử cung là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tử cung nếu không muốn mang thai lần nữa, hoặc trên 40 tuổi và trường hợp chửa trứng xâm lấn làm thủng tử cung.
Thuốc hóa trị liệu: trong trường hợp thai trứng thuộc nhóm nguy cơ cao hơn – do tiềm ẩn ung thư hoặc vì bất kỳ lý do gì, thai phụ có thể được chỉ định điều trị hóa trị sau đó. Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu nồng độ hCG không giảm theo thời gian.
Rất tiếc là việc điều trị thai trứng sẽ không giúp thai phụ vẫn giữa được con. Tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay khả năng có thai, ngay cả khi phải hóa trị.
Khi nào có thể mang thai trở lại sau điều trị thai trứng?
Nhìn chung người phụ nữ cần phải chờ sau khi nồng độ beta hCG của trở về mức bình thường, tầm khoảng 1 năm, trước khi chuẩn bị mang thai lần nữa. Nếu có thai trước thời điểm này thì bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc liệu mô bất thường có quay trở lại khi nồng độ beta hCG sẽ tăng lên.
Với phương pháp phù hợp, cộng với chế độ phục hồi thể chất và tinh thần hợp lý, người phụ nữ hoàn toàn có thể tiếp tục mang thai thành công ở lần tiếp theo và sinh ra em bé khỏe mạnh. Và tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ từ 1 – 2%.
Xem thêm:
- 5 câu hỏi thường gặp về hiện tượng lưu thai
- 16 bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần biết
- Đau bụng dưới khi mang thai – nguyên nhân và cách xử trí
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!