Dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh thường là trường hợp hiếm gặp ở phụ nữ. Do đó, chị em mắc phải thường không biết cách nhận biết để xử lý kịp thời. Khi gặp trường hợp này, mẹ nên xử lý như thế nào?
Chỉ tự tiêu và dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh thường
Tìm hiểu về chỉ tự tiêu
Chỉ tự tiêu là loại chỉ dùng phổ biến trong y khoa để khâu các vết mổ sau phẫu thuật. Loại chỉ này có khả năng tự tiêu hủy trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày. Điều này có được nhờ vào cơ chế sử dụng các enzyme trong mô của cơ thể phân giải một cách tự nhiên.
Sử dụng chỉ tự tiêu, chị em sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, không cần đến bệnh viện tháo chỉ. Vết mổ lại đảm bảo tính thẩm mĩ cho chị em thêm tự tin.
Những chị em đẻ thường khâu chỉ tự tiêu để hạn chế việc cắt chỉ sau này. Khi sinh thường, với những vết rách nhỏ ở tầng sinh môn có thể tự liền lại. Tuy nhiên, việc khâu lại lúc mới sinh sẽ giúp da vùng nhạy cảm nhanh liền theo sự thẩm mỹ, cầm máu nhanh và làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.
Dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh thường là khi chỉ vết khâu ở tầng sinh môn không thể tự tiêu. Mẹ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu, thậm chí lên mủ. Nếu không xử lý kịp thời, dễ dẫn đến những tác hại không lường.
Biểu hiện dị ứng chỉ tự tiêu
- Đau nhức ở vết khâu tầng sinh môn
- Sưng tấy, xuất hiện mủ ở vết khâu
- Có chất dịch chảy ra từ vết khâu
- Có cảm giác ngứa rát, khó chịu
- Có thể chảy máu
Cách điều trị khi bị dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh
Với mẹ đẻ thường khâu chỉ tự tiêu, sau 7-14 ngày sẽ hoàn toàn biến mất. Khoảng 1 tháng sau sinh, vết mổ sẽ hồi phục hoàn toàn. Nếu bị dị ứng chỉ tự tiêu, mẹ sẽ cảm thấy khoảng thời gian này vô cùng khó chịu. Đau nhức, sưng tấy, thậm chí là nhiễm trùng.
Các chị em nên quan sát, nếu thấy có biểu hiện lạ cần đến gặp ngay bác sĩ. Bác sĩ sẽ can thiệp lấy hết mủ, dịch ứ bên trong vết khâu. Đồng thời, bác sĩ cũng tháo chỉ thừa ra. Sau đó, tùy thuộc vào thể trạng của mẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc để vết mổ nhanh lành, kháng viêm.
Cách chăm sóc vết mổ chỉ tự tiêu
Vệ sinh cá nhân
- Giữ cho vùng khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ khô ráo. Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng. Mẹ dùng nước ấm đổ từ từ, sau đó lau khô bằng khăn sạch, mềm để vết khâu không bị đau.
- Không mặc quần áo bó, nên chọn trang phục rộng rãi để tránh cọ xát vào vết khâu, thay băng vệ sinh thường xuyên.
- Chị em nên dùng loại băng vệ sinh mặt bông để bề mặt tiếp xúc được mềm mại, thoải mái.
- Sau khi đi vệ sinh, phải dùng khăn giấy mềm đặt lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị sót, đau buốt.
- Có thể sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót cotton thông thoáng, sạch sẽ.
- Không nên gãi, chạm nhiều vào vết khâu tầng sinh môn, dễ gây nhiễm trùng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
- Bổ sung nhiều rau củ quả, chất xơ, uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể để giảm nguy cơ bị táo bón sau khi sinh.
- Tăng cường vitamin C, kẽm để vết khâu nhanh lành, Ngoài ra cũng nên tránh ăn đồ nếp, trứng, rau muống. Đây là những thực phẩm dễ để lại sẹo.
Vận động nhẹ nhàng
- Sau khi khâu tầng sinh môn, mẹ sẽ rất đau khi đi lại. Vì thế, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, cố gắng tập đi mỗi ngày một chút để máu được lưu thông đều, giảm sưng cho vết khâu.
- Mẹ có thể tham khảo và tập các bài tập cho đáy khung chậu. Vừa tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu tầng sinh môn vừa kích thích liền da.
- Nên kiêng chuyện “chăn gối” trong những tháng đầu để vết khâu lành hẳn.
Dị ứng chỉ tự tiêu sau sinh thường có thể để lại những hậu quả xấu. Sức khỏe sinh sản của mẹ sẽ bị ảnh hưởng nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu thấy cơ thể có biển hiện lạ, hãy đến gặp bác sĩ ngay để có thể xử lý sớm và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Mẹ táo bón sau sinh thường có sợ bị rách vết thương?
- Vệ sinh vùng kín sau sinh thường và 6 điều mẹ cần nhớ kĩ
- Hướng dẫn bố chăm sóc mẹ sau sinh thường đúng cách
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!