Tất tần tật về dịch vụ đẻ không đau tại Bệnh viện Từ Dũ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đẻ không đau tại bệnh viện Từ Dũ có chi phí như thế nào? Phương pháp này có gây hại đến sản phụ và thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Trong quá trình chuyển dạ sinh con, hầu hết các chị em phụ nữ đều cảm thấy đau dữ dội, thậm chí là không thể chịu nổi cơn đau. Chính vì thế mà với sự tiến bộ vượt bậc của y học, phương pháp “Đẻ không đau” đã ra đời và ngày càng được các mẹ bầu ưa chuộng. 

Thế nào là đẻ không đau?

Đau trong quá trình chuyển dạ ở mỗi sản phụ thường được cảm nhận rất khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng tâm lý hay sinh lý của người mẹ trong lúc sinh con. Mức độ của cơn đau sẽ tăng dần trong lúc mẹ vượt cạn và đạt cường độ tối đa khi thai nhi di chuyển vào xương chậu của mẹ.

Đẻ không đau được gọi là phương pháp gây tê ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Đây là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay mà sản phụ vẫn có thể tỉnh táo khi sinh, được áp dụng trong chuyển dạ tự nhiên.

Thuốc tê sẽ được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống (khoang NMC) một cách ngắt quãng hoặc bằng bơm kim điện tự động, bơm liên tục với tốc độ rất nhỏ và ổn định cho đến khi em bé chào đời.

Phương pháp này đa phần được thực hiện khi cổ tử cung của mẹ bầu mở từ 3 – 8 cm, tuy nhiên cũng có thể thực hiện sớm hơn nếu sản phụ đau nhiều hoặc các trường hợp người mẹ mắc một số bệnh lý. Bên cạnh đó, “đẻ không đau” cũng được thực hiện ở một vài trường hợp tử cung đã nở nhiều hơn 8 cm, miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.

Chi phí dịch vụ đẻ không đau tại bệnh viện Từ Dũ

Tại bệnh viện Từ Dũ, để được “đẻ không đau”, sản phụ cần liên hệ đăng ký tại phòng cấp cứu hoặc phòng tiếp nhận sanh của phòng sanh dịch vụ. Tại đây, người mẹ sẽ được thăm khám tim phổi và thực hiện xét nghiệm máu bởi các bác sĩ Gây mê – Hồi sức hoặc bác sĩ Sản khoa nhằm đáp ứng điều kiện vào phòng kỹ thuật đẻ không đau riêng, đảm bảo sự vô trùng.

Sau khi truyền dịch, sản phụ sẽ được nằm nghiêng hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, hai tay trên đùi, ôm gối và bắt đầu tiến hành tiêm thuốc tê. Tiếp đến, khi cổ tử cung nở trọn, mẹ sẽ sinh em bé theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Sản khoa và các nữ hộ lý.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giá dịch vụ gây tê ngoài màng cứng là khoảng 649.000 đồng. Ngoài ra, sinh con ở bệnh viện Từ Dũ (không bệnh lý, không truyền máu, không thuốc đặc trị,…) có mức giá như sau:

  • Sinh thường: Khoảng 5 – 6 triệu đồng cho phòng 2 người và 4 – 5 triệu đồng cho phòng 6 người.
  • Sinh mổ (không bệnh lý, không vết mổ cũ,…): 14 – 15 triệu đồng cho phòng 2 người và khoảng 7 – 8 triệu đồng cho phòng 6 người.

Sản phụ có thể tham khảo bảng giá chi tiết tại website của bệnh viện.

Đẻ không đau có gây hại không?

Phương pháp đẻ không đau tại bệnh viện Từ Dũ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn hết sức kỹ lưỡng khi người mẹ có nhu và hoàn toàn không bắt buộc.

Đối tượng nào không được tiêm thuốc giảm đau khi sinh?

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng không được thực hiện cho các trường hợp sản phụ bị sốt cao, có nhiễm trùng tại vị trí tiêm ở lưng (nhiễm trùng da, mụn mủ,…) và đặc biệt là những sản phụ bị rối loạn đông máu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không nên tiến hành ở những mẹ bầu có bệnh lý về cột sống, bệnh lý về thần kinh, đang chảy máu hoặc trong trường hợp cấp cứu.

Đẻ không đau có tác dụng phụ không?

Sản phụ có thể sẽ cảm thấy khó chịu tạm thời do giảm huyết áp, đôi khi có thể ngứa, tê chân, cơ thể lạnh run, hai chân hơi nặng hay khó khăn khi nhấc chân lên. Ngoài ra, việc đi tiểu có thể gặp một chút khó khăn, một vài trường hợp phải đặt ống thông tiểu. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này đã được bác sĩ Gây mê hồi sức theo dõi chặt chẽ và có biện pháp điều trị cụ thể để giảm thiểu, thậm chí là loại bỏ chúng.

Đẻ không đau có hại cho thai nhi không?

Hoàn toàn không! Thuốc tê sử dụng trong quá trình “đẻ không đau” không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến bé. Theo đó, gây tê ngoài màng cứng chỉ có tác dụng ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở sản phụ, không gây độc hại đối với em bé sơ sinh. 

Đồng thời, huyết áp của người mẹ trong suốt quá trình gây tê luôn được giữ ở mức ổn định và được theo dõi thường xuyên, nếu cần sẽ được điều chỉnh bằng thuốc sao cho an toàn nhất với bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trên là một số thông tin về dịch vụ đẻ không đau tại bệnh viện Từ Dũ, cũng như những lợi ích và nhược điểm của phương pháp này mà mẹ bầu có thể tham khảo. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ này, mẹ đã có thêm cho mình những kiến thức thật bổ ích để lựa chọn cho mình một hình thức chuyển dạ phù hợp nhất, đảm bảo an toàn bản thân và chào đón bé yêu ra đời khỏe mạnh. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy