Thai tuần 33 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ bầu nên làm gì?

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33 do khi ấy thai nhi đã quay đầu xuống dưới nên dễ bị quấn vào cổ. Một nguyên nhân khác là do mẹ vận động quá nặng khiến dây rốn dễ quấn vào cổ con. Do đó, trong những tháng thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33 là hiện tượng bình thường nhưng vẫn khiến nhiều bà mẹ lo lắng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Cách xử lý thai nhi bị dây rốn quấn cổ? Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Các câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

  • Dây rốn quấn cổ là gì?
  • Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ 1 vòng ở tuần 33 của thai kỳ
  • Làm sao để phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?
  • Thai tuần 33 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?
  • Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Vào những tuần cuối thai kỳ, khi kẻ đã phát triển đầy đủ các bộ phận là lúc trẻ bắt đầu “hiếu động” với những cử động liên tục và thay đổi vị trí thường xuyên có thể khiến dây rốn bị cuộn lại quấn quanh người, đặc biệt là quanh cổ. Tình trạng này gặp khá phổ biến nếu được theo dõi và can thiệp kịp thời sẽ không gây nguy hiểm cho quá trình mang thai và sinh nở. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hy hữu gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nên thai phụ đừng nên quá chủ quan về vấn đề này.

Dây rốn quấn cổ là gì?

Trước tiên, mẹ cần hiểu rõ khái niệm dây rốn. Dây rốn (hay còn gọi là dây rau) là một ống dẫn hai đầu. Nó làm nhiệm vụ đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Ngoài ra, dây rốn cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nếu vì một lý do nào đó mà làm ngăn cản quá trình vận chuyển này, thai nhi có nguy cơ bị thiếu oxy dẫn đến chết lưu.

Mẹ có thể quan tâm:

Lợi ích vàng của “Trì hoãn cắt dây rốn” cho bé sơ sinh mà các mẹ thường bỏ lỡ!

11 sự thật thú vị về dây rốn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên!

Dây rốn quấn cổ là một tình trạng phổ biến

Thông thường, dây rốn có chiều dài trung bình từ 50 – 60cm. Theo nghiên cứu, dây rốn càng dài càng làm gia tăng nguy cơ quấn quanh cổ hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thai nhi vận động trong buồng tử cung làm cho dây rốn vốn bình thường bị quấn lại. Từ đó, dây rốn sẽ bị ngắn lại.

Tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến. Có khoảng 12% thai 24 – 26 tuần xuất hiện hiện tượng này. Trong khi đó, với thai đủ tháng thì tỷ lệ lên đến 37%.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ 1 vòng ở tuần 33 của thai kỳ

Có nhiều lý do làm cho dây rốn quấn cổ thai nhi. Đầu tiên là ở tuần 33 của thai kỳ, thai nhi đã quay đầu xuống dưới (gọi là thai thuận). Khi ấy, dây rốn mềm trơn nên dễ bị quấn vào thai nhi. Nếu dây rốn quấn vào thân, bé có thể tự tháo được. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn vào cổ thì rất khó để tự tháo. Khi thai vận động, nó càng quấn chặt hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ ở các tháng cuối của thai kỳ

Một nguyên nhân khác cũng khiến dây rốn quấn cổ bé ở tuần 33 là sự vận động của mẹ. Khoa học chứng minh rằng, khi mẹ vận động quá nặng, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn. Điều đó khiến dây rốn dễ bị cuộn và quấn vào cổ con. Do đó, trong những tháng thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý vận động nhẹ nhàng. Khi mệt mỏi, bạn hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Những nguyên nhân phổ biến còn lại gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ là mẹ bầu dư ối và dây rốn quá dài. Theo đó, dây rốn càng dài thì nguy cơ dây rốn quấn cổ bé ở tuần 33 càng cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm sao để phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Siêu âm là cách giúp phát hiện chính xác tình trạng bé bị dây rốn quấn cổ. Vào tuần 33, mẹ nên thực hiện siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện những bất thường.

Việc siêu âm giúp phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nhận ra tình trạng dây rốn quấn cổ bé thông qua thai máy bất thường. Một số trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ quá chặt gây thiếu oxy. Khi bị khó thở, bé sẽ đạp nhiều một cách lạ thường.

Thai tuần 33 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không?

Hầu hết mẹ bầu sẽ cảm thấy hết sức lo lắng khi biết rằng thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng. Thế nhưng thực tế, tình trạng này không quá nguy hiểm như mẹ nghĩ. Thai nhi không hít thở một qua mũi và miệng. Thay đó, bé nhận oxy và dưỡng chất thông qua dây rốn. Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ bé khá lỏng lẻo. Nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuần hoàn thai nhi.

Mẹ có thể quan tâm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ nên làm gì?

Dây rốn bám màng: Biến chứng mang thai nguy hiểm không nên xem nhẹ!

Tuy nhiên, có một số trường hợp dây rốn quấn quá chặt thì rất nguy hiểm. Lúc này, lưu lượng máu đến thai nhi bị thay đổi. Bé có nguy cơ bị ngạt. Điều này được thể hiện qua cử động thai quá yếu hoặc quá mạnh.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ?

Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng? Khi phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhi, mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Nằm nghiêng bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung
  • Theo dõi chuyển động thai hàng ngày, nếu phát hiện những dấu hiệu thai máy bất thường thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ
  • Hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày, tránh vận động mạnh
  • Cân nhắc mổ lấy thai nếu bé bị dây rốn quấn cổ dẫn đến nhịp tim bất thường

Kết

Tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33 tuy không quá nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên lơ là. Tốt nhiên, mẹ nên thường xuyên đến bác sĩ thăm khám để có thể xử lý kịp thời những tình huống xấu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ