May mắn thay, mức độ ảnh hưởng của nguy cơ biến chứng thai kỳ này chỉ có thể làm tổn thương thai nhi ở mức rất thấp dù tình trạng dây rốn bất thường này làm tăng nguy cơ sinh non, chỉ số Apgar thấp và trẻ sơ sinh khi ra đời cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Dây rốn bám màng là tình trạng bất thường về dây rốn khá hiếm gặp, có tỷ lệ 1/ 2.500 thai phụ mắc phải. Do biến chứng này không có biểu hiện lâm sàng nên chỉ có thể phát hiện nhờ siêu âm thai. Nếu mẹ bầu được chẩn đoán gặp phải tình trạng này sẽ nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ lẫn con, điều quan trọng nhất là sự bình tĩnh của mẹ vượt qua giai đoạn này.
- Dây rốn bám màng là gì?
- Ai có nguy cơ mắc tình trạng này?
- Dây rốn bám màng có nguy hiểm không?
- Nên làm gì khi gặp tình trạng dây rốn bám màng?
Dây rốn bám màng là gì?
Trong thai kỳ, dây rốn đóng vai trò kết nối thai nhi với nhau thai. Khi đó các mạch máu của thai nhi sẽ chạy qua dây rốn và kết nối trực tiếp giữa nhau thai của mẹ. Do đó, nếu có sự bất thường nào xảy ra giữa việc gắn kết của dây rốn và nhau thai đều gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ.
Hiện tượng dây rốn bám màng xảy ra khi dây rốn của thai nhi chèn bất thường vào rìa của bánh nhau dọc theo mang nhau và ối. Điều này khiến các mạch máu của thai nhi hoạt động độc lập mà không có sự bảo vệ của nhau thai, cho đến khi chúng tự kết nối với nhau tại dây rốn.
Biến chứng này rất hiếm gặp và xảy ra ở khoảng 1% các trường hợp mang thai đơn và 15% các trường hợp đa thai. Hiện vẫn chưa có giải thích rõ ràng cho nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn bám màng. Tuy nhiên tốt hơn hết các mẹ bầu nên tìm hiểu hiện tượng này kỹ lưỡng để hạn chế nguy cơ xấu ảnh hưởng đến thai nhi.
Bài viết liên quan: