Đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu là một trong những nỗi khổ tâm của thai phụ. Tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu hay có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian thai kỳ hoặc thậm chí ngay cả sau khi sinh. Vậy mẹ nên xử lý thế nào khi gặp tình trạng khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau:
- Đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?
- Những triệu chứng khi bị đau xương mu
- Mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng đau xương mu?
- Khi nào cần can thiệp y tế?
Đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu do đâu?
Đau xương mu hay còn gọi là đau xương chậu. Trong thai kỳ, khớp xương này thường giãn nở để thích nghi với kích thước của tử cung và các biến đổi của xương chậu. Do đó mẹ bầu thường bị đau ở hai bên bẹn, đùi, quanh khung xương chậu. Đặc điểm của cơn đau thường kéo dài, đau âm ỉ hoặc dứt thành các cơn đau ngắn thoáng qua trong chốc lát.
Ngoài ra, đau xương mu khi mang thai có thể do một hoặc các nguyên nhân sau phối hợp gây ra:
- Do thay đổi nội tiết tố: Hai nửa xương chậu được kết nối bằng một khớp xương đặc biệt được gọi là dây chằng xương mu. Trong thời gian thai kỳ, các nội tiết thai kỳ như relaxin, progesterone làm các cơ khớp mu, háng mềm, giãn ra và trở nên lỏng lẻo mà dân gian hay gọi là xương chậu nở. Nhờ đó trong quá trình sinh em bé chào đời dễ dàng
- Sự thiếu hụt vitamin D và canxi: Đặc biệt, đối với những thai phụ có các bệnh mãn tính (các bệnh lý của xương) cũng làm xuất hiện cơn đau
- Thai phụ đi đứng sai tư thế: Làm một bên xương chậu được giãn nở hơn bên còn lại cũng như ít dãn nở hơn, gây co kéo, dẫn đến viêm, đau
- Táo bón: cũng có thể gây ra cảm giác áp lực trong vùng xương khiến đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu
Tình trạng đau khớp háng hay xương mu không có hại về mặt y tế đối với thai nhi. Và hầu hết phụ nữ mắc bệnh này vẫn có thể sinh con bằng âm đạo. Tuy nhiên, việc cơn đau kéo dài quá lâu có thể dẫn đến buồn bã, khó chịu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc thậm chí trầm cảm. Và những cảm xúc tiêu cực này đôi khi được cho là ảnh hưởng tiêu cực đến em bé của mẹ.
Những triệu chứng khi bị đau xương mu
Tình trạng đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu hay có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian thai kỳ hoặc thậm chí ngay cả sau khi sinh.
- Đau lưng, đau ở phía sau xương chậu hoặc đau hông
- Cảm giác đau song hành với cảm giác vùng kín đau như đang bị “nghiền”
- Đau bên trong đùi hoặc giữa hai chân của bạn
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi đi bộ, đi lên hoặc xuống cầu thang hoặc di chuyển trên giường
- Ban đêm cơn đau có thể nặng hơn và khiến bạn không ngủ ngon. Thức dậy để đi vệ sinh vào giữa đêm đặc biệt khiến mẹ bầu đau đớn
Bạn có thể xem:
Mẹ có thể làm gì để khắc phục tình trạng đau xương mu?
Để giảm áp lực hay những cơn đau ngay lập tức, hãy thử nằm nghiêng và thở sâu.
- Thực hiện một vài bài tập xương chậu như bài tập Kegels
- Thư giãn trong một bồn tắm nhẹ nhàng với nước ấm (không nóng). Mẹ bầu cũng có thể đứng dưới vòi hoa sen
- Khi thai hơi lớn thì có thể sử dụng dụng cụ đeo bụng hỗ trợ khi mang thai. Chúng được thiết kế để hỗ trợ bụng bầu và trợ lực cho vùng hông, xương chậu và lưng dưới của thai phụ
- Tránh những cử động đột ngột nhiều nhất có thể
- Đi massage thư giãn để quên đi cảm giác đau khó chịu
- Cố gắng ngồi hay nằm xuống nhiều nhất có thể. Nâng cao bàn chân khi ngồi hay nằm
- Nếu có đang tập luyện thể dục thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và huấn luyện viên để sửa đổi cách luyện tập khi cần thiết
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng như: ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung canxi trong bữa ăn hàng ngày
Nhóm Vật lý trị liệu vùng xương chậu, sản khoa và phụ khoa từ Hoa Kỳ gợi ý bà bầu đau xương mu khi mang thai 3 tháng đầu nên cố gắng tránh các hoạt động sau nếu gặp tình trạng đau xương mu:
- Dồn trọng lượng cơ thể lên một chân, nói cách khác là đứng một chân
- Quay người trong khi đang cầm/nâng đồ
- Bế một đứa trẻ trên hông của mẹ
- Ngồi bắt chéo chân hay trên bệt trên sàn nhà
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Đẩy các vật nặng, như xe đẩy
- Cầm bất cứ thứ gì hơi nặng chỉ bằng một tay
Bạn có thể xem:
Khi nào cần can thiệp y tế?
Đau xương mu tuy không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai kỳ nhưng gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người phụ nữ. Tuy nhiên mẹ hãy lưu ý và lập tức đến trung tâm y tế khi có những triệu chứng sau:
- Đau vùng chậu hay xương mu dữ dội đến mức không thể đi bộ hoặc nói chuyện
- Kèm theo những cơn đau đầu dữ dội
- Chóng mặt
- Sưng tay, mặt, chân đột ngột
- Sốt, ớn lạnh, chảy máu âm đạo
Mang thai sẽ khiến cho cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Và như một lẽ tự nhiên sẽ có rất nhiều cảm giác không thoải mái mà thai phụ phải trải qua. Hãy luôn nhớ rằng bạn luôn có theAsianparent và các bác sĩ chuyên môn cùng đồng hành nhé.
Nguồn tham khảo: Đau xương mu khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục – Vinmec
Xem thêm:
- Bà bầu bị đau xương mu có nguy hiểm không? Và cách giảm đau
- Đau xương mu khi mang bầu: Mẹ cần làm gì để hết khó chịu
- Đau bụng dưới khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!