Cách làm giảm tình trạng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vậy phải làm sao để làm giảm tình trạng này? Cùng tìm hiểu ngay sau đây mẹ nhé!

Cảm giác đau xương chậu khi mang thai như thế nào?

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác bị áp lực nặng nề lên vùng xương chậu, đau nhức hoặc nhói ở vùng mông, hông, xương mu và có thể lan rộng ra xung quanh các vùng lưng, bụng, háng, 2 bắp chân và đầu gối.

Càng về đêm mẹ sẽ càng thấy cơn đau nặng nề hơn, đặc biệt là khi mẹ cử động, trở mình hoặc đứng dậy, ngồi xuống,... Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và toàn bộ đời sống sinh hoạt của mẹ bầu, khiến mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải cẩn thận khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

Mỗi người sẽ cảm nhận mỗi mức độ đau xương chậu khác nhau tùy theo cơ địa và sức chịu đựng của bản thân. Một số mẹ thấy cơn đau chỉ nhẹ nhàng thoáng qua nhưng cũng có mẹ đau âm ỉ cho đến đau nhói.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Có đến 80% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng đau xương chậu, đặc biệt là 3 tháng cuối. Vậy nguyên nhân mẹ bị đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối là do đâu?

Sự thay đổi hormone 

Cơ thể mẹ bầu trong suốt thai kỳ có sự thay đổi hormone làm ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực xương chậu, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu. Hiện tượng biến đổi dây chằng ở vùng xương chậu này giúp mẹ bầu thuận lợi hơn khi vượt cạn nhưng cũng đồng thời làm cho các khớp xương ở đây đau nhức, nhiều mẹ bầu thậm chí còn đi lại rất khó khăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sự phát triển của thai nhi

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể em bé bắt đầu dịch chuyển xuống vùng chậu để chuẩn bị chào đời. Khi đó, trọng lượng của bé sẽ chèn vào bàng quang, xương chậu, làm căng cơ và gây đau nhức cho bà bầu.

Vận động không hợp lý

Tư thế sinh hoạt, vận động bất hợp lý như ngồi hoặc đứng ở cùng một tư thế quá lâu dễ khiến các cơ vùng xương chậu bị căng cứng, gây ra tình trạng đau nhức.

Các bệnh lý 

Mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón hay các bệnh về xương khớp cũng có thể góp phần làm nên chứng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối này ở mẹ bầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách giảm tình trạng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối

Đau xương chậu là hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức diễn ra liên tục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày của bà bầu. Tham khảo các cách sau đây để làm giảm tình trạng đau xương chậu mẹ nhé:

Tắm nước ấm

Nhiệt độ ấm có tác dụng làm dịu cơn đau, giúp mẹ thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tắm trong bồn nước ấm, lực của nước sẽ làm giảm trọng lượng ở vùng chậu và giúp mẹ đỡ đau hơn.

Tập luyện nhẹ nhàng

Các các bài thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu 3 tháng cuối như đi bộ, yoga, bài tập Kegel, bài tập Standing Pelvic Tilt, bài tập Torso Twist,... có thể giúp bà bầu giảm các cơn đau nhức ở xương chậu. Khi tập luyện các động tác, mẹ nhớ kết hợp thở đều đặn, thư giãn các cơ và chỉ cần tập trung vào cơ sàn chậu mẹ nhé!

Nghỉ ngơi

Để làm giảm các cơn đau nhức cơ thể, đặc biệt là ở vùng xương chậu, mẹ bầu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mang vác vật nặng, ăn ngủ điều độ, giảm bớt khối lượng công việc và hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân thay vì tự ôm đồm mọi thứ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Massage, xoa bóp

Mẹ có thể tham khảo các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu dành riêng cho bà bầu. Các động tác massage vùng lưng một cách nhẹ nhàng mỗi ngày có thể giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông máu và giảm các triệu chứng đau nhức ở vùng xương chậu.

Đầu tư gối dành cho bà bầu

Gối dành cho bà bầu được thiết kế giúp mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi nằm. Nếu không có gối dành cho bà bầu, mẹ có thể sử dụng thêm đệm hoặc gối để đỡ bụng và lưng. Khi nằm ngủ nghiêng, hãy chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư gối khi nằm sẽ giúp bà bầu hạn chế nguy cơ bị đau vùng xương chậu.

Khám bác sĩ

Nếu cơn đau quá tệ và kéo dài liên tục khiến mẹ khó chịu và gần như không ăn uống được gì, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu hoặc thuốc giãn cơ khi cần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng đau xương chậu khi mang thai 3 tháng cuối và một số cách giúp mẹ giảm đau đơn giản tại nhà. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và vượt cạn thành công nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy