Đau vết mổ khi mang thai lần 3 có nguy hiểm không?
Đau vết mổ khi có thai lần 3, người phụ nữ có thể đối mặt với những vấn đề sau:
- Vết sẹo mổ bị rách
Đây là một trong những hiện tượng có tỷ lệ thấp, tuy nhiên nguyên nhân đau vết mổ sau sinh này nếu không được phát hiện và điều trị sẽ để lại những hâu quả không lường.
Mẹ có thể quan tâm:
- Vết sẹo mổ cũ bị nhau thai bám vào
Có nhiều trường hợp, nhau thai bám vào một phần ở sẹo hoặc dính hoàn toàn vào vết sẹo cũ. Khi nhau cấy hoàn toàn vào lớp sẹo, các gai rau sẽ ăn sâu cổ tử cung, xuyên qua bàng quang. Lúc này có thể mẹ sẽ phải bỏ thai nhi, bên cạnh đó nếu mẹ chảu máu nhiều sẽ phải cắt bỏ cổ tử cung.
- Nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược là một trong những tình trạng bất thường có thể xảy ra. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến tử cung của mẹ mà còn ảnh hưởng đến vùng lân cận như ruột, bàng quang…
Mẹ cần làm gì nếu đau vết mổ khi mang thai lần 3?
Điều cần làm ngay khi phát hiện mình đậu thai là đến các cơ sở chuyên sản khoa để khám và kiểm tra tình trạng vết mổ. Lúc này mẹ hãy chia sẻ những thông tin về thời gian sinh mổ, ngày nhập viện, nguyên nhân sinh mổ cũng như biến chứng mà mẹ đã trải qua trong những lần mang thai trước cho bác sĩ. Vì tình trạng mẹ sinh mổ mang thai lần 3 có thể gây ra nhiều biến chứng nên mẹ cần tuân thủ đi khám đúng lịch trình. Bác sĩ sẽ nắm được mức độ co giãn của vết mổ, từ đó có phương pháp xử trí thích hợp.
Lưu ý về việc chăm sóc đau vết mổ:
- Khi bị đau, ngứa vết mổ mẹ không được gãi, xoa vết mổ khiến vết mổ dễ bị tổn thương.
- Nếu chưa được bác sĩ chỉ định mẹ tuyệt đối không được bôi bất kỳ một loại thuốc nào lên vết mổ.
- Cần một chế độ dinh dưỡng điều độ, tránh việc tăng cân quá nhiều.
- Mẹ bầu có thể thực hiện một số động tác thể dục, nhưng cần chọn những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ nên tránh động tác gây ảnh hưởng vùng bụng như cúi gập người, với tay lên cao, môn thể thao vận động mạnh, chạy, nhảy…
Sinh mổ lần 3 nên mổ ở tuần thứ bao nhiêu thì tốt nhất?
Cần có sự tư vấn và chuẩn đoán của bác sĩ khi mẹ muốn sinh mổ con thứ 3. Bác sĩ cho cho mẹ biết cặn kẽ tình trạng sức khỏe, thai nhi và quy trình. Mẹ cần lưu ý đến khoảng cách mang thai giữa các lần sinh mổ nên là 3-5 năm để cơ thể người mẹ được bình phục hoàn toàn để có thể hoàn thành thai kỳ một cách tốt nhất.
Khi mẹ sinh mổ mang thai lần 3, bác sĩ sẽ nghiễm nhiên chỉ định sinh mổ mà không cần chờ đợi các dấu hiệu khác vì cơ thể mẹ lúc này khó có thể sinh thường mà không gây ra các tổn thương. Thế nhưng, việc tiến hành sinh mổ lúc này cần thực hiện vô cùng cẩn thận vì bất trắc có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ theo sát mọi diễn tiến của cơ thể để đảm bảo an toàn nhất.
Khi thai nhi trưởng thành – thời điểm thai đạt khoảng 38 – 39 tuần thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ lấy thai. Nếu không thai nhi sẽ bị những biến chứng của non tháng như suy hô hấp, bệnh màng trong… Trừ khi có dấu hiệu chuyển dạ trước thời điểm này. Lưu ý là nên đi khám sớm hơn khi thai 37,5 tuần để theo dõi và tư vấn cũng như chuẩn bị cho cuộc mổ được tốt hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ cần biết điều này để tránh nguy hiểm khi mang bầu sau sinh mổ 1 năm
Mẹ 8 lần cạn máu trong khi sinh con, 3 lần chết đi sống lại sau ca mổ nguy kịch!
Tổng kết
Sinh mổ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ hơn nhiều so với phương pháp sinh thường. Đặc biệt là mẹ sinh mổ lần 3 sẽ nguy hiểm hơn so với lần sinh mổ đầu tiên và lần thứ 2. Vì vậy mẹ cần cẩn trọng, thăm khám bác sĩ thường xuyên để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.
Xem thêm:
- Mổ sớm hay mổ muộn? Sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ không?
- Sinh mổ lần 3 có thực sự nguy hiểm như các mẹ đồn?
- Kinh nghiệm sinh mổ lần 3 ở bệnh viện Từ Dũ cho mẹ bầu sắp “vượt cạn”
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!