Bà bầu bị đau răng do cơ thể thay đổi và khiến hormone estrogen và progesterone gia tăng. Điều trị và ngăn ngừa sẽ rất nhẹ nhàng nếu mẹ biết cách.
Nội dung bài viết:
- Nguyên nhân gây đau răng khi có bầu
- Cách xử lý
Những nguyên nhân nào làm bà bầu bị đau răng?
Hầu hết phụ nữ mang thai đều biết và lường trước một số khó chịu trong suốt thai kỳ. Cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai như sự gia tăng estrogen và progesterone. Điều có thể gây ra các triệu chứng như nôn và buồn nôn, những thay đổi này cũng có thể khiến mẹ bầu dễ bị mảng bám răng hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Cách điều trị an toàn cho bà bầu bị đau răng khi mang thai tháng cuối
Tình trạng mẹ bầu đau răng trong thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sự tích tụ mảng bám này có thể là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng chảy máu nướu răng và viêm khi mang thai. Nếu mẹ đang đọc bài viết này thì hãy biết rằng bạn không đơn độc vì có đến 75% phụ nữ mang thai có thể gặp vấn đề về răng miệng này.
Và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nướu khi mang thai mà có thể dẫn đến mắc bệnh nha chu. Đây là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, phá hủy phần xương nâng đỡ răng, dẫn đến mất răng.
Một số bà bầu bị đau răng còn thấy sự xuất hiện của triển các khối u – nguyên nhân cũng do quá nhiều mảng bám. Đừng lo lắng! Những khối u/sưng này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng hoàn toàn không phải ung thư trên nướu răng.
Nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân hormone thì khi mang thai chị em cũng sẽ thèm nhiều thức ăn hơn. Nhưng vấn đề là hầu như chúng ta không ai lại thèm ăn những thực phẩm lành mạnh. Nếu mẹ bầu thường xuyên thèm đồ ngọt hay chứa nhiều carbohydrate để thỏa mãn cảm giác thèm ăn thì sẽ càng tăng nguy cơ dẫn đến sâu răng, đau nhức răng khi mang thai.
Ốm nghén nhiều hoặc bị chứng trào ngược axit thường xuyên có thể từ từ làm hỏng men răng, gây ra tình trạng ê buốt răng.
Các phương pháp điều trị khi bà bầu bị đau răng là gì?
Thăm khám nha sĩ
Hãy lưu ý rằng việc đầu tiên và quan trọng nhất nếu mẹ bầu bị đau răng khi mang thai là hãy đi gặp nha sĩ uy tín. Đừng âm thầm chịu đựng hay tự ý mua thuốc uống mẹ nhé!
Ngoài ra, mẹ bầu hãy nhớ đề cập với bác sĩ rằng mình đang mang thai nhé. Nếu phải chụp X-quang nha khoa hay một số thủ thuật nha khoa khi mang thai là an toàn. Nhưng tùy thuộc vào tình trạng đau răng khi mang thai của thai phụ, nha sĩ có thể khuyên mẹ nên trì hoãn một số phương pháp điều trị cho đến ít nhất là tam cá nguyệt thứ hai.
Điều này có thể xảy ra nếu bạn cần trám răng hoặc lấy tủy răng, cần gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân – và có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai trong ba tháng đầu. Nhưng vì các cơ quan quan trọng của em bé được phát triển vào tam cá nguyệt thứ hai, nên nguy cơ tác dụng phụ của một số quy trình nha khoa nhất định sẽ có nguy cơ thấp hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Thường xuyên làm sạch răng miệng
Nếu trước khi mang thai mẹ có thói quen đi vệ sinh răng miệng với nha sĩ cứ 6 tháng một lần thì hãy cứ tiếp tục duy trì thói quen tốt này nhé. Cần phải nói rõ rằng việc làm sạch răng định kỳ không gây hại cho em bé.
Trên thực tế, làm sạch răng có thể giúp bạn loại bỏ tình trạng ê buốt do quá nhiều mảng bám. Do nguy cơ bị viêm nướu khi mang thai, nha sĩ thậm chí có thể khuyên thai phụ nên làm sạch nướu thường xuyên hơn trong khi mang thai – có thể là 3 tháng một lần thay vì 6 tháng.
Luôn nhận thức phòng ngừa sâu răng để tránh bà bầu bị đau răng
- Đánh răng thường xuyên, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa florua
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: hạn chế thực phẩm có đường ở mức tối thiểu. Nếu quá thèm, hãy ăn vào cuối bữa ăn vì lúc này bụng đã no, có thể giúp bạn ít ăn hơn một chút.
- Súc miệng bằng nước khi không thể chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để lấy sạch thức ăn bị vướng vào răng.
- Nếu đang vật lộn với chứng ốm nghén, thai phụ nên súc miệng bằng một thìa cà phê muối nở pha với nước sau khi nôn để làm loãng và cân bằng lại hàm lượng axit trong miệng.
Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu
Tình trạng bà bầu bị đau răng hoàn toàn có thể được cải thiện. Bên cạnh việc thay đổi trong chế độ ăn uống, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau khi đánh răng để hạn chế tình trạng đau răng:
- Đánh răng nhẹ nhàng, xoay bàn chải theo chiều kim đồng hồ, đánh hết các mặt của răng
- Dùng kem đánh răng loại dành cho răng nhạy cảm
- Ưu tiên các loại bàn chải đầu nhỏ vì lúc này răng, nướu và lợi của mẹ đang cực kỳ nhạy cảm, dễ tổn thương
- Khi có cảm giác buồn nôn khi đánh răng, hãy thử chuyển hướng suy nghĩ sang vấn đề khác hoặc nhìn sang hướng khác
- Súc miệng ngay sau khi bị nôn, trào ngược axit
Đau răng khi mang thai có sao không? Trong trường hợp bị sâu răng nặng, răng bị phá hủy ảnh hưởng đến khả năng ăn uống thì bác sĩ có thể chỉ định hàn trám răng tạm thời. Nếu nhẹ thì nên trì hoãn việc nhổ răng hoặc bất kỳ can thiệp cơ học nào tác động đến răng. Trong trường hợp bắt buộc, chỉ nên can thiệp khi thai nhi đã bước sang tháng thứ 4 do 3 tháng đầu là thời gian vô cùng nhạy cảm, bất cứ tác động nào lên cơ thể mẹ cũng ảnh hưởng mạnh đến thai nhi.
Mẹ bầu không thể kiềm chế hay kiểm soát những thay đổi trong cơ thể, đặc biệt là khi mang thai. Do đó, hãy điều chỉnh lối sống và bản thân để hạn chế những nguy cơ khó chịu có thể xảy ra với mình nhiều nhất có thể mẹ nhé.
Xem thêm:
- Uống kháng sinh khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh
- Tư thế ngủ cho bà bầu theo từng giai đoạn có lợi cho thai nhi và giúp ngủ ngon
- Bị cảm khi mang thai có gây dị tật thai nhi không?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!