5 dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mà ba mẹ cần lưu ý để chữa trị kịp thời cho con

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời điểm giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân là lúc mà cơ thể chúng ta rất dễ bị cảm lạnh, huống chi là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu.

Cùng theAsianparent tìm hiểu về cảm lạnh cũng như dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh để ba mẹ có những biện pháp chữa trị kịp thời cho con.

Tìm hiểu về bệnh cảm lạnh

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một căn bệnh truyền nhiễm do hơn 200 chủng virus khác nhau gây ra. Trong đó, các chủng rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất.

Khi bị virus tấn công, cơ thể sẽ phản ứng gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến đường hô hấp trên như mũi, họng, và các xoang.

Bệnh kéo dài trong bao lâu?

Theo thống kê, trung bình mỗi năm, người lớn bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần, còn trẻ em từ 6 đến 8 lần. Các triệu chứng của cảm lạnh thường tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3.

Một số trường hợp đợt cảm này vừa lui chưa kịp dứt thì đợt bệnh cảm khác đã kéo đến. Điều này khiến nhiều mẹ tưởng rằng đợt bệnh của con kéo dài cả tháng.

Cảm lạnh lây qua đường nào?

Bệnh cảm lạnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh qua 3 đường sau đây:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trực tiếp lây nhiễm từ virus có ở bàn tay: Nếu 1 trẻ bị cảm sờ vào tay trẻ khỏe mạnh trong vòng 10 giây, sau đó đứa trẻ khỏe mạnh này dụi mắt hay mũi của nó thì nó có thể bị nhiễm bệnh ngay.
  • Gián tiếp lây nhiễm qua đồ dùng trong nhà: một số virus có thể sống lâu nhiều ngày trên bề mặt các vật dụng trong nhà như nắm khóa cửa, đồ chơi,...
  • Hít phải virus trong không khí: trẻ bệnh có thể thải virus ra môi trường qua các giọt nước từ dịch mũi khi thở, ho, hắt hơi,...

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh 

Sốt

Một trong những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh đó là sốt. Cảm nhẹ thì trẻ bị sốt 1-2 ngày hoặc có thể 5-6 ngày. Cảm nặng thì thời gian sốt có thể kéo dài 1 tuần. Nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ C trong 3 ngày đầu, thậm chí có thể sốt cao lên đến 39-40 độ.

Nghẹt mũi, sổ mũi

Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh là hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ban đầu, dịch mũi thường trong, loãng, nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dịch có thể trở nên đục, xanh. Biểu hiện thường thấy ở trẻ nhỏ khi bị nghẹt mũi là há miệng để thở, ngủ ngáy.

Đau họng

Bé bị cảm lạnh có thể bị viêm nhiễm phần cổ họng. Cụ thể biểu hiện là: đau cổ, hạch bạch huyết sưng to hoặc viêm amidan.

Biếng ăn

Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, đồng thời vị giác cũng sẽ thay đổi khiến bé bị nhạt miệnng. Từ đó, bé sẽ có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nôn ọe

Làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

Vệ sinh mũi

Nhỏ nước muối sinh lý vào hốc mũi để làm loãng dịch nhầy cho trẻ nhỏ, giúp con giảm nghẹt mũi. Nếu con còn quá nhỏ chưa thể tự hỉ mũi, bố mẹ hãy làm sạch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su giúp bé thở dễ dàng hơn.

Tắm nước ấm cho trẻ 

Cách này giúp bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi. Thở bằng hơi nước nóng giúp bé thông thoáng đường dẫn khí bị chặn và làm giảm ho. Tuyệt đối không tắm nước lạnh vì sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Hãy cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang xả nước nóng để hơi nước nóng đi vào mũi bé. Lưu ý tránh đặt bé quá gần nước nóng.

Tăng độ ẩm không khí

Chạy máy giữ độ ẩm để làm tăng độ ẩm của không khí. Không khí ẩm có thể giúp cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho trẻ ăn canh gà

Canh gà đã được những người ốm tín nhiệm từ hơn 800 năm nay. Trong canh gà có chứa một axit amino có tên là cysteine, giúp làm chậm sự chuyển động của bạch cầu vốn gây ra các triệu chứng cảm lạnh.

Ngoài ra, súp nóng sẽ giúp thông mũi và làm dịu cơn đau họng.

Cho bé uống thật nhiều nước

Uống nhiều nước giúp cơ thể bé bù đắp phần dịch đã bị mất khi sốt hoặc chảy nước mũi. Nước ấm giúp làm tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng.

Bạn cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong và chanh vào cốc nước nóng để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

Kê cao gối khi nằm

Khi nằm xuống, chứng ngạt mũi thường có xu hướng bị nặng hơn. Bởi vậy, hãy kê thêm gối để bé thở dễ dàng và thoải mái hơn.

Giữ ấm cho trẻ

Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời có sự chênh lệch rất lớn, bởi vậy, khi bị cảm lạnh nên hạn chế cho bé ra ngoài. Hãy mặc quần áo ấm cho bé để tránh gió lùa.

Thoa dầu gió 

Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn và giảm ho. Các mẹ có thể bôi dầu gió vào ngực, lưng, mát-xa dưới lòng bàn chân cho trẻ. Lưu ý không bôi quá nhiều, vì dầu nóng có thể làm trẻ bị phỏng. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ.

Giảm ho

Với những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh, mẹ có thể sử dụng các bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ như: Tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong,...

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hạ sốt cho bé

Với bé từ 2 tháng tuổi, nếu bé được sinh đủ tháng và nặng hơn 4kg, bạn có thể cho bé dùng paracetamol để hạ sốt. Với bé được 3 tháng tuổi trở lên và nặng ít nhất 5 kg, có thể cho bé dùng ibuprofen.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc áp dụng các phương pháp hạ sốt dân gian như chườm khăn,...

Để chắc chắn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc. Sử dụng thuốc không cẩn thận có thể khiển trẻ gặp nhiều triệu chứng phụ có hại đến dạ dày, gan,…

Đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi còn có nguy cơ bị phản ứng phụ. Bên cạnh đó, tuyệt đối không đưa aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi.

Cho trẻ nghỉ học

Nên cho trẻ nghỉ học trong những ngày bị cảm lạnh, vừa để giúp bệnh nhanh khỏi và vừa tránh nguy cơ truyền bệnh cho các bạn cùng lớp.

Nếu bệnh tình của bé ngày càng trầm trọng hơn thay vì suy giảm sau 3 ngày, có thể bé đã bị nhiễm khuẩn liên cầu ở họng, viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm phế quản. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy