Có một số dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối mẹ bầu có thể tự quan sát như: tăng cân đều đặn, ngực căng đau, đi tiểu thường xuyên, huyết áp ổn định… Ngược lại, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh, ít đi tiểu, ngực không còn căng tức… thì đây đều là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Mẹ bầu hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này, để theo dõi bé yêu có phát triển khỏe mạnh hay không và có can thiệp kịp thời nhé!
Những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối
1. Mẹ bầu tăng cân đều đặn
Việc mẹ bầu tăng cân đều đặn khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh. Những mẹ bầu có tình trạng sức khỏe tốt sẽ tăng khoảng 10 – 12 kg là hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu có thể đo vòng bụng xem chúng thay đổi không để biết thai nhi có đang phát triển tốt hay không.
2. Huyết áp và lượng đường trong máu ổn định
Theo dõi huyết áp và lượng đường huyết là việc rất quan trọng đối với mỗi bà bầu. Nhất là vào 3 tháng cuối, khi mẹ chuẩn bị lâm bồn. Nếu các số liệu cho thấy huyết áp và lượng đường trong máu của mẹ ổn định thì đây là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Đồng thời mẹ sẽ không cần lo lắng nhiều về chứng tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ.
3. Đi tiểu thường xuyên
Ba tháng cuối của thai kỳ, do thai nhi phát triển nên tử cung ngày một lớn, sẽ gây áp lực lên bàng quang và khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Đây là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối! Vậy nên, nếu mẹ đi tiểu thường xuyên thì hoàn toàn có thể yên tâm nhé!
4. Ngực căng đau
Nếu mẹ bầu cảm thấy ngực vẫn căng tức, kèm với tiết sữa non thì tức là bé yêu đang phát triển bình thường.
5. Cử động của thai nhi
Khi mang thai tháng thứ 6, mẹ hãy thường xuyên kiểm tra cử động của thai nhi. Mẹ có thể cảm nhận rất rõ ràng những cú đạp của bé vào bụng mình. Mẹ hãy theo dõi bé có cử động nhiều trong ngày không nhé. Việc bé đạp nhiều hoặc quá ít cũng là bất thường, mẹ cần đi kiểm tra bác sĩ.
6. Đo nhịp tim thai
Trong những tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm non-stress test, để xác nhận tim mạch của thai nhi có đập bình thường không. Tim thai khỏe mạnh khi đập từ 110 – 160 nhịp/phút tức là bé đang phát triển khỏe mạnh.
7. Kết quả siêu âm bình thường
Mẹ cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi. Trung bình thai nhi tăng thêm 5cm mỗi tháng. Nên khi bé được 7 tháng tuổi thì sẽ dài khoảng 36cm.
Những dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng cuối thai kỳ
Ngoài việc nắm những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối thì mẹ cần quan tâm đâu là dấu hiệu bất thường, để can thiệp y tế kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu gây nguy hiểm khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ chú ý nhé!
1. Ngực mất cảm giác căng tức
Việc ngực không còn bị căng tức rất có thể là do đã xảy ra hoại tử Villous, thai chết lưu trong tử cung. Mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám ngay.
2. Tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Đó là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước hoặc bị tiểu đường khi mang thai.
3. Tăng cân quá nhanh
Mẹ bầu tăng cân nhanh bất thường, kèm theo phù nề, đau đầu, rối loạn thị giác… là những dấu hiệu của tiền sản giật.
4. Cơ thể sưng phù và bị đau đầu trong thời gian dài
Đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật (kèm với rối loạn thị giác và huyết áp tăng cao).
4. Chiều cao vùng bụng tăng nhanh
Đây có thể là dấu hiệu thai nhi phát triển bất thường như: dư ối, đa ối. Mẹ nên đi siêu âm để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
5. Thai máy bất thường
Số lần thai máy ít đi hoặc không máy vào những thời điểm cố định đều có thể là dấu hiệu báo thai nhi đã bị chết lưu.
6. Xuất huyết âm đạo
Nếu mẹ bầu bị đau bụng, ra máu âm đạo thì có thể đã bị nhau bong non. Điều này rất dễ gây vỡ tử cung, mạch máu tiền đạo và sinh non.
7. Vàng da, ngứa toàn thân
Nếu mẹ cảm thấy cơ thể bị vàng da và ngứa khắp người thì có khả năng mẹ bầu đã bị hội chứng ứ mật intrahepatic. Nghĩa là chức năng gan bị tổn thương, có thể dẫn đến ngạt thai, thai lưu, sinh non…
8. Dịch âm đạo có mùi lạ
Những tháng cuối thai kỳ, nếu dịch tiết âm đạo xuất hiện cùng với những cơn co thắt giả, thì nguy cơ sinh non khá cao.
9. Đau bụng
Mẹ bầu đau bụng dữ dội, kéo dài ở bụng rồi lan sang lưng, bắp chân, tử cung co cứng lại… thì mẹ bầu có khả năng bị bong nhau non. Mẹ bầu cần nhập viện ngay để tránh nguy hiểm tới tính mạng mẹ và con.
Những lưu ý quan trọng khác ở 3 tháng cuối
Trên đây là một số dấu hiệu nguy hiểm và Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Đây là giai đoạn nhạy cảm, mẹ cần chú ý nhiều điều để bé yêu chào đời khỏe mạnh. Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu:
- Khám thai đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Nên thường xuyên theo dõi cử động của thai nhi. Nếu thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần mỗi ngày thì mẹ bầu nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại nhịp tim thai.
- Đi tiêm ngừa uốn ván, tiêm mũi 2 trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
- Nếu thấy cơn gò bụng cứng hơn, tần suất nhiều hơn, thời gian gò lâu hơn, kèm theo đau bụng hoặc chảy máu âm đạo thì mẹ nên đến bệnh viện ngay.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh dùng các loại xà phòng thơm. Đồng thời, nếu mẹ thấy ngứa, đau, tiết dịch có mùi hôi thì nên gặp bác sĩ để được kiểm tra.
- Không nên thụt rửa sâu trong vùng nhạy cảm vì có thể gây xuất huyết cổ tử cung.
- Vận động nhẹ nhàng với các bài tập yoga, đi bộ, bơi lội.
- Giữ tinh thần thoải mái, thư giãn. Mẹ bầu có thể đi massage để giảm bớt áp lực vào những tháng cuối thai kỳ.
- Chú ý dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ, tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với yêu cầu tăng cân. Tránh tăng quá nhiều hoặc quá ít khiến thai nhi thiếu chất, trí não kém phát triển.
Tổng kết
Bài viết này vừa chia sẻ đến chị em các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Cũng như một số biểu hiện bất thường mẹ cần đặc biệt chú ý. Chúc các mẹ bầu giữ sức khỏe tốt để sớm chào đón bé yêu về với gia đình nhỏ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!