Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu giúp phát hiện sảy thai sớm

Thai lưu là hiện tượng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần thậm chí tính mạng của người mẹ. Vì thế, khi phát hiện thấy các dấu hiệu thai ngừng phát triển thì chị em cần đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và biết được kết quả chính xác nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu là máu âm đạo chảy ra nhiều trong vòng 3 giờ, có kèm nhức mỏi cơ thể, đau bụng có kèm chuột rút, mất triệu chứng nghén… Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Vì sao thai ngừng phát triển?
  • Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu
  • Làm gì khi thấy dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu?
  • Đề phòng rủi ro với bào thai

Vì sao thai ngừng phát triển?

Theo các số liệu y tế, có tới 60% các trường hợp thai ngừng phát triển mà không rõ nguyên nhân, chúng được cho là do tự nhiên. 40% trường hợp còn lại nằm trong các nguyên nhân dưới đây:

Bất thường nhiễm sắc thể

Bất thường ở nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các ca sảy thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và ít xảy ra ở các trường hợp thai lớn hơn.

Nhiễm sắc thể là cấu trúc bên trong các tế bào mang gen. Hầu hết các tế bào có 23 cặp nhiễm sắc thể. Tương tự, mỗi tế bào tinh trùng và trứng cũng có 23 cặp nhiễm sắc thể. Trong quá trình thụ tinh, trứng và tinh trùng gặp nhau, hai bộ nhiễm sắc thể kết hợp với nhau tạo thành phôi thai.

Nếu trứng hoặc tinh trùng có số lượng nhiễm sắc thể bất thường, phôi tạo thành cũng sẽ có sự bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Sự phát triển phôi thai sau đó sẽ không xảy ra bình thường, đôi khi dẫn đến sảy thai sớm.

Bất thường ở nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến các ca sảy thai ở giai đoạn 3 tháng đầu (Nguồn ảnh: Unsplash)

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

6 dấu hiệu thai yếu trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần hết sức thận trọng

Siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ

Vấn đề sức khỏe của người mẹ

Nếu người mẹ có vấn đề về sức khỏe trước hoặc trong khi mang thai, tỉ lệ thai chết lưu sẽ cao hơn so với các bà mẹ không mắc bệnh. Một số căn bệnh điển hình có khả năng cao khiến thai nhi ngừng phát triển là:

  • Tiểu đường
  • Động kinh
  • Huyết áp cao
  • Có vấn đề về thận/gan/phổi
  • Bệnh cận giáp
  • Mắc bệnh tim
  • Bệnh sickle-cell
  • Lupus
  • Chứng tiền sản
  • Rối loạn đông máu

Nhiễm trùng

Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể lây từ người mẹ sang thai nhi qua nhau thai, gây nhiễm trùng bào thai. Chẳng hạn như bệnh ban đỏ nhiễm trùng, listeriosis, rubella, toxoplasmosis, herpes, giang mai, HIV,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một số bệnh nhiễm trùng thậm chí còn rất khó nhận biết hay phát hiện do không thể hiện rõ triệu chứng.

Vấn đề với dây rốn

Dây rốn là mối dây kết liền giữa mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ, vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng từ nhau thai đến nuôi bào thai. Do đó, nếu dây rốn có vấn đề gì, em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Có tới hơn 25 bệnh lý về rốn khác nhau, tất cả đều có thể phát hiện thông qua siêu âm. Điển hình nhất là dây rốn quấn quanh cổ, chân hoặc tay thai nhi. Tuy nhiên, dù có được phát hiện thì cũng rất khó xử lý các vấn đề này. Đặc biệt, những bất thường của dây rốn liên quan tới gen, hoặc dị tật bẩm sinh thường khiến bào thai chết lưu.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai có vai trò vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi. Tương tự như dây rốn, nếu nhau thai có vấn đề thì sinh mạng của thai nhi cũng trực tiếp bị ảnh hưởng. Ước tính, có đến 15-25% các ca thai chết lưu là do các vấn đề về nhau thai. Phổ biến nhất là nhau thai hình thành không đúng cách, phát triển không đầy đủ, hoạt động không tốt hoặc bị bong ra khỏi thành tử cung.

Nhau thai có vai trò vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi. (Nguồn ảnh: Unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tử cung của mẹ có vấn đề

Phụ nữ mang thai có bất thường về tử cung như tử cung có vách ngăn, có sừng... hoặc các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung..., 1 số biến chứng do nạo hút thai sai kỹ thuật, nhiễm trùng thì nguy cơ thai nhi ngừng phát triển là rất cao.

Mặc dù vậy, các biểu hiện bất thường này có thể được phát hiện qua thăm khám ngay từ trước khi có thai nên mẹ cần khám sức khỏe tiền sản trước khi có ý định mang thai để loại trừ khả năng rủi ro thai nhi ngừng phát triển sau này.

Bất thường về nội tiết tố

Mẹ mang thai có nội tiết bất thường cũng dễ gặp nguy cơ thai ngừng phát triển, thường gặp nhất là bị suy hoàng thể. Trong trường hợp này, hoàng thể suy yếu nên không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi, khiến thai không phát triển được dẫn đến suy thai, thai ngừng phát triển. 

Buồng trứng đa nang cũng làm chị em khó có thai hơn, dễ bị sảy thai, thai lưu hơn bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bác sĩ Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết những yếu tố có thể là nguy cơ gây ra tình trạng buồng trứng đa nang:

Yếu tố di truyền: Nếu có mẹ hoặc chị gái mắc hội chứng này thì nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này.

Dư thừa insulin: Dẫn đến đẩy mạnh sản xuất Androgen (hormone nam giới) của buồng trứng, khiến sự phát triển của nang trứng bị cản trở, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang. 

Dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu

Dưới đây là những dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu điển hình:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Chảy máu quá mức

Dấu hiệu thai ngừng phát triển trong tử cung ở tam cá nguyệt đầu tiên cần phải kể đến là chảy máu âm đạo. Máu không chảy ít hay hạt màu mà đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín.

Nếu mẹ bầu đặt một miếng băng vệ sinh ở âm đạo mà thấy máu chảy ra nhiều trong vòng 3 giờ thì đây có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm.

  1. Đau nhức cơ thể

Các mẹ bầu thường có cảm giác nhức mỏi cơ thể trong giai đoạn đầu hoặc thậm chí suốt thai kỳ. Nhưng đau nhức không giống với nhức mỏi, nếu hiện tượng này xảy ra sau khi xuất hiện máu ở âm đạo như miêu tả ở trên có thể là một trong những dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu.

  1. Đau bụng

Đau bụng do thai lưu cũng gần giống như cảm giác đau bụng kinh, thường kèm theo chuột rút, trong khi cơn đau lưng xuất hiện từng cơn. Cảm giác bụng dạ có vẻ chật chội khiến các mẹ thấy khó khăn khi di chuyển hoặc khi làm bất kì việc gì. Đây là những dấu hiệu hết sức đáng lo. Một số bà bầu không đau bụng nhưng ra máu cũng cần phải cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy.

  1. Các triệu chứng ốm nghén biến mất

Hầu hết các mẹ bầu đều ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ và trong những tháng tiếp theo hiện tượng này sẽ giảm dần. Tuy nhiên, các triệu chứng ốm nghén thường giảm bớt, dịu dần chứ không thể hết một cách đột ngột. Do đó, nếu mẹ bầu thấy điều này xảy ra với mình thì rất nhiều khả năng đó là dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu.

  1. Có các cục máu đông

Cục máu đông thường chỉ xuất hiện trong thời kỳ kinh nguyệt của một số chị em phụ nữ, nhưng nếu như bỗng dưng mẹ bầu bắt gặp các cục máu đông kích thước tương ứng với kích thước của một đồng xu, đặc biệt nhất là sau khi nằm xuống hay đứng dậy cảm thấy như máu đang tuôn ra thì ngay lập tức mẹ bầu phải gọi điện hoặc đi gặp bác sĩ ngay.

  1. Không nhận thấy sự phát triển của tử cung người mẹ

Tuy trong 3 tháng đầu tử cung của người mẹ phát triển rất ít, người ngoài rất khó nhận biết nhưng bản thân người mẹ sẽ cảm thấy sự thay đổi này khá rõ rệt. Nếu bỗng dưng thấy bụng mình không to thêm, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến việc thai ngừng phát triển ở giai đoạn sớm.

  1. Không có tim thai

Tim thai dường như là dấu hiệu đầu tiên của sự sống. Nguyên nhân không có tim thai hàng đầu chính là việc người mẹ đã bị sảy thai, thai chết lưu. Tuy nhiên, đối với các mẹ quá sốt ruột, đi khám thai quá sớm (trước 8 tuần), khi không có tim thai thì lúc này chưa thể khẳng định được thai đã ngừng phát triển hay chưa. Các mẹ nên chờ thêm vài ngày rồi mới đi kiểm tra lại. Trường hợp tim thai đã xuất hiện nhưng  bỗng dưng biến mất ở lần kiểm tra tiếp theo thì đó là dấu hiệu tim thai ngừng phát triển, có thể khẳng định thai đã ngừng phát triển.

  1. Vỡ ối

Nước ối là môi trường bao bọc và bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác nhân va chạm nhẹ bên ngoài. Dịch ối chứa chất dinh dưỡng và oxy nuôi thai nhi đồng thời thực hiện quá trình tái tạo và trao đổi chất nhằm giúp các cơ quan của thai nhi phát triển.

Khi ối bị vỡ trong 3 tháng đầu, không có nhiều hi vọng cho thai nhi có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Đối với thai nhi ở 3 tháng cuối thai kỳ, khả năng sống sót cao hơn nhưng cần đến sự chăm sóc và điều trị y tế đặc biệt. Kể cả các mẹ bầu thiếu nước ối ở giai đoạn 3 tháng đầu, khả năng sảy thai cũng rất cao.

Làm gì khi thấy dấu hiệu thai ngừng phát triển 3 tháng đầu?

Thai lưu là hiện tượng nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần thậm chí tính mạng của người mẹ. Vì thế, khi phát hiện thấy các dấu hiệu thai ngừng phát triển thì chị em cần đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và biết được kết quả chính xác nhất.

Trong 3 tháng đầu, đặc biệt là những tuần đầu tiên của thai kỳ mà thai nhi bị chết lưu hay sảy, thường thì thai sẽ tự đào thải nên sức khỏe của người mẹ sẽ cũng không bị ảnh hưởng gì nhiều. Trường hợp trong tử cung của người mẹ vẫn còn các phần còn sót lại của bào thai thì các bác sĩ sẽ dùng những biện pháp y khoa thích hợp để loại những phần còn lại đó ra khỏi cơ thể mẹ.

Khi phát hiện thấy các dấu hiệu thai ngừng phát triển thì chị em cần đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và biết được kết quả chính xác nhất. (Nguồn ảnh: Pexels)

Bạn có thể chưa biết:

Bầu 3 tháng đầu bụng to chưa? Những yếu tố quyết định đến kích cỡ bụng

Nguyên nhân sảy thai 3 tháng đầu và cách phòng tránh

Đề phòng rủi ro với bào thai

  • Các mẹ cần phải luôn đảm bảo một chế độ ăn uống phù hợp nhất với đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là canxi và axit folic.
  • Duy trì trọng lượng và mức tăng cân lý tưởng đối với thai phụ, không được quá béo hay quá gầy.
  • Tránh những đồ uống có cồn, cafein và các loại thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn hay đóng hộp.
  • Tập thể dục hàng ngày bằng những động tác nhẹ nhàng tuy có tác dụng rất tốt đối với mẹ bầu nhưng các mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tập luyện.
  • Nếu là người nghiện thuốc, mẹ bầu cần bỏ thuốc ngay lập tức, nếu không thì phải tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ.
  • Phải gặp ngay bác sĩ nếu trong người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
  • Luôn luôn bảo vệ vùng bụng, tránh trấn thương hay va chạm.
  • Khám thai định kỳ, tiêm phòng đầy đủ.
  • Tiêm phòng vắc xin nếu trong gia đình có di truyền về bệnh truyền nhiễm.

Nguồn thông tin: Buồng trứng đa nang có con được không? - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec 

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca