7 dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi cảnh báo nguy hiểm, mẹ nên ghi nhớ ngay!

Mang thai là một quá trình dài mà như ông bà vẫn thường nói: 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, do đó sẽ không ít những triệu chứng bất thường diễn ra mà phụ nữ có thai không nên xem nhẹ. Để có kế hoạch chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất và hạn chế tối đa mọi trường hợp không mong muốn thì những dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi sau đây sẽ giúp bạn nhận biết một cách nhanh chóng nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi là đau bụng dưới hoặc xuất hiện các cơn co thắt từng đợt, không còn cảm giác mang thai, âm đạo chảy máu bất thường, bị chuột rút thường xuyên...Làm thế nào để nhận biết những cũng như hạn chế tối đa mọi trường hợp sảy thai không mong muốn?

Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vướng mắc và ghi nhớ sâu hơn các vấn đề này.

  • Nguyên nhân sảy thai 6 tuần tuổi
  • Những dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi dễ nhận biết nhất
  • Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai ở tuần thứ 6?
  • Những điều cần lưu ý sau khi sảy thai để giúp sớm lấy lại sức khỏe, tinh thần cho mẹ bầu

Nguyên nhân gây sảy thai 6 tuần tuổi

Nguyên nhân dẫn đến sảy thai 6 tuần tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình mang thai gây ra hiện tượng sảy thai ngoài ý muốn ở tuần thứ 6. Cụ thể:

  • Bất thường ở các nhiễm sắc thể
  • Những mẹ có bất thường về cấu trúc tử cung bẩm sinh như: tử cung đôi, tử cung là một dãy xơ, tử cung có sừng, vách ngăn…

Có thể bạn chưa biết:

8 loại thực phẩm dễ gây sảy thai mẹ bầu cần tuyệt đối chú ý trong thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Mắc các bệnh u xơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai không đúng kỹ thuật, bị nhiễm trùng, lạc nội mạc trong cơ tử cung,…
  • Bất thường về nội tiết tố hoặc bị hội chứng buồng trứng đa nang
  • Có bệnh lý nội khoa như: tiểu đường, tim mạch, thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp
  • Lối sống thiếu lạnh mạnh: sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ma túy, quan hệ tình dục mạnh, cơ thể quá gầy hoặc quá béo,…

Những dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi dễ nhận biết nhất

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi dễ nhận biết

Mang thai là một quá trình dài mà như ông bà vẫn thường nói: 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, do đó sẽ không ít những triệu chứng bất thường diễn ra mà phụ nữ có thai không nên xem nhẹ. Để có kế hoạch chăm sóc thai nhi một cách tốt nhất và hạn chế tối đa mọi trường hợp không mong muốn thì những dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi sau đây sẽ giúp bạn nhận biết một cách nhanh chóng nhất.

1. Đau bụng co thắt

Đau bụng thành từng cơn trong quá trình mang thai. Thứ nhất có thể do dây chằng bị kéo giãn hoặc đây cũng là dấu hiệu cảnh báo việc bạn đã bị sảy thai. Thấy bụng đau và đau dữ dội khi đến thời kỳ kinh nguyệt hoặc đau về một bên kèm chảy máu. Nếu đau bụng dưới hoặc xuất hiện các cơn co thắt từng đợt ở vùng xương chậu thì rất có khả năng chính là dấu hiệu cho việc bị sảy thai sớm ở tuần thứ 6. Lúc này cần đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay.

2. Không còn cảm giác mang thai

Đau và căng tức ngực chính là những dấu hiệu mang thai đầu tiên nhưng nếu bạn không còn cảm giác này nữa hoặc ốm nghén cũng biến mất. Cộng thêm cơ thể không còn cảm giác mỏi mệt thì lưu ý cần đến bác sĩ để siêu âm và thăm khám kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Vùng âm đạo bị chảy máu bất thường

Khi thụ thai thành công, phụ nữ sẽ bị chảy máu nhẹ ở vùng âm đạo từ 2 đến 3 ngày (dấu hiệu nhận biết đã mang thai). Tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu nhiều, có màu đỏ tươi, chảy rồi ngưng và lặp đi lặp lại cho đến khi có màu nâu mận chín thì cần chủ động đi khám bởi đây rất có thể là dấu hiệu sảy thai 6 tuần đấy.

4. Xuất hiện dịch nhờn âm đạo

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi

Khi phát hiện thấy dịch nhờn xuất hiện nhiều ở vùng âm đạo, đồng thời kèm theo các cục máu đông lỏng màu hồng có mùi hôi nặng thì đây chính là hiện tượng sảy thai 6 tuần tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Bị chuột rút thường xuyên

Thai nhi phát triển làm nguyên nhân khiến tử cung co giãn, cho nên chuột rút cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục có kèm theo chứng co thắt và chảy máu âm đạo thì các mẹ cần hết sức lưu tâm vì rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn.

6. Đau lưng khó chịu

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang còn cho biết: "Đau lưng là tình trạng dễ nhận thấy và phổ biến ở bà bầu nhưng đau ngày càng dữ dội đồng thời bị chuột rút khó chịu thì có thể là bạn đã bị sảy thai rồi, cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm nhất.".

7. Kết quả thử thai âm tính

Nếu cảm thấy nghi ngờ về vấn đề này, mẹ bầu có thể xác nhận lại một lần nữa bằng việc sử dụng que thử thai để biết kết quả mang thai là âm tính hay dương tính trước khi đến bệnh viện làm xét nghiệm và siêu âm.

Có thể bạn chưa biết:

6 thực phẩm gây sảy thai sớm bà bầu nên tránh trong thai kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai ở tuần thứ 6?

Cách phòng ngừa sảy thai ở tuần thứ 6

Mẹ bầu cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây để ngăn ngừa sảy thai trong tuần thứ 6 để có kế hoạch chăm sóc thai nhi một cách an toàn nhất:

  • Lên kế hoạch chủ động mang thai và có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho thai kỳ để tránh bị sảy thai mà không hề hay biết. Đặc biệt vấn đề xuất huyết âm đạo ở thời điểm tuần thứ 6 của thai nhi là tuyệt đối không được xem nhẹ.
  • Khi thấy có dấu hiệu dọa sảy thai, mẹ cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, tránh làm việc nặng và nghỉ ngơi tại giường nhiều hơn.
  • Hạn chế xoa bụng bầu nhiều vì có thể sẽ kích thích sự co bóp của tử cung. Không tìm cách an thai bằng những bài thuốc hoặc phương pháp phản khoa học.
  • Cân bằng chế độ ăn dinh dưỡng, không kiêng khem quá nhiều trong tuần mang thai thứ 6. Chọn thực phẩm an toàn và tránh đồ sống, đồ hộp, thức ăn nhanh quá nhiều.
  • Duy trì tinh thần lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh bởi stress, căng thẳng, bất an có thể là nguyên nhân gây sảy thai ở tuần thứ 6.
  • Thăm khám thai định kỳ, đều đặn, kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc khi cần thiết để biết chắc chắn tình trạng sức khỏe của thai nhi lần người mẹ đang phát triển ổn định bình thường.

Những điều cần lưu ý sau khi sảy thai để giúp sớm lấy lại sức khỏe, tinh thần cho mẹ bầu

Điều cần lưu ý sau khi sảy thai 6 tuần tuổi

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn chưa lành vết thương lòng và sớm lấy lại tinh thần. Có thể uống sữa nóng để dễ ngủ hoặc tập các bài tập nhẹ. Việc cần quan tâm hàng đầu vẫn là nghỉ ngơi thật nhiều nhé!

Dùng thuốc

Tùy thuộc vào tính chất mà cơn đau do sảy thai mang lại cũng sẽ khác nhau. Có thể dùng thuốc giảm đau để hạn chế co thắt như: Cyclopam và Buscopan. Tuy nhiên tốt nhất vẫn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Năm ngày đầu tiên sau khi sảy thai cần theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu hơn 37.6 độ C thì cần liên hệ ngay cho bác sĩ vì sốt sau sảy thai có thể bạn đang bị nhiễm trùng.

Giữ vệ sinh đúng cách

Dùng băng vệ sinh cotton và thay sau 4 đến 6 giờ. Cần tắm một hoặc hai lần để điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể. Không thụt rửa quá sâu hay sử dụng chất khử trùng để vệ sinh âm đạo sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Chế độ ăn uống lành mạnh sau khi sẩy thai

Cơ thể người mẹ cần được phục hồi và nạp năng lượng để lấy lại sức khỏe sau sảy thai. Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần: chất xơ (rau xanh, đậu nành, trái cây: đu đủ, bưởi, dâu tây…), chất béo ( bơ, dầu oliu, dầu dừa), protein (trứng, thị gia cầm, thịt đỏ, hải sản: cá mồi, cá hồi), khoáng chất và các loại vitamin cần thiết ( sữa, trái cây khô, thực phẩm giàu canxi…). Cần uống đủ nước (nước ấm) , tránh xa các loại đồ uống có chứa caffeine.

Quan hệ tình dục sau khi sảy thai

Không quan hệ tình dục trong hai tuần đầu sau sảy thai để cơ thể có thời gian hồi phục. Cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước khi lập kế hoạch mang thai lại và có biện pháp tránh thai an toàn nếu không muốn có thai sớm.

Việc sảy thai ở tuần thứ 6 khiến tâm lý, sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng, đặc biệt là những ai mang thai lần đầu. Do đó chủ động thăm khám và theo dõi kỹ càng, chu đáo thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai là hết sức quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây về các dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi sẽ giúp các mẹ có thêm thật nhiều kiến thức để phòng ngừa và xử trí một cách kịp thời, hiệu quả nhé!

Nguồn tham khảo: Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu của sẩy thai?- Bệnh viện Vinmec

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của TheAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mộng Thường