Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ và phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh chồng khớp sọ sẽ tương đối nguy hiểm đến sự phát triển của não bộ nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung. Ngoài ra còn gây biến dạng phần đầu của trẻ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin khi đến trường hoặc ra ngoài.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ là gì? Bé sơ sinh bị chồng khớp sọ sẽ có phần đầu và khuôn mặt sẽ bất thường. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chồng khớp sọ là gì?
  • Nguyên nhân dẫn đến chồng khớp sọ ở trẻ em
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ
  • Phương pháp điều trị bệnh chồng khớp sọ
  • Trẻ sơ sinh bị méo đầu

Chồng khớp sọ là gì?

Chồng khớp sọ hay còn có tên gọi khác là hẹp khớp sọ bẩm sinh (Craniosynostosis). Đây là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ. Khi này, các đường khớp sọ trẻ sơ sinh trở nên dính với nhau quá sớm và dẫn đến tình trạng chồng lên nhau.

Một số nghiên cứu về bệnh chồng khớp sọ bẩm sinh chỉ ra rằng, các khớp sọ sẽ cài lên nhau trong khoảng từ 2 đến 4 tuổi và sẽ hoàn toàn dính vào nhau khi trẻ đạt độ tuổi từ 18 cho đến 20 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị chồng khớp sọ là có khuôn mặt và hình dạng phần đầu bất thường.

Mẹ đã biết chưa?

 

 

Đây là một dạng dị tật bẩm sinh ở trẻ em từ khi còn trong bụng mẹ

Nguyên nhân dẫn đến chồng khớp sọ ở trẻ em

Đặc điểm chung của bệnh chồng khớp sọ ở trẻ em là do bệnh lý về xương sọ (Chồng khớp sọ nguyên phát). Ngoài ra, còn một thể bệnh là chồng khớp sọ thứ phát. Thể bệnh thứ phát được chuẩn đoán là do bệnh lý của não bộ dẫn đến không thể phát triển được.

Đối với thể bệnh chồng khớp sọ nguyên phát thì trẻ sẽ thường bị biến dạng phần đầu hơn. Do tùy thuộc vào các khớp bị chồng vào nhau như thế nào thì phần sọ sẽ phát triển ngược lại để bù đắp vào chỗ bị thiếu hụt, dẫn đến phần đầu của trẻ sẽ phát triển về một bên.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Gia đình nên sớm đưa trẻ đi điều trị sớm từ nhỏ để nhanh hồi phục

Tình trạng chồng khớp sọ dọc giữa (hình thuyền) chiếm đa số các ca mắc bệnh chồng khớp sọ. Ngoài ra, còn có một số dạng khác như chồng khớp trán khiến đầu trẻ lệch sang một bên và chồng khớp sọ tam giác. Ba mẹ cần lưu ý do khi phần xương sọ bị biến dạng sẽ kéo theo các vùng xương khác trên mặt biến dạng theo. Gia đình nên sớm đưa trẻ đi điều trị sớm từ nhỏ để nhanh hồi phục và tránh biến chứng về sau.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chồng khớp sọ

Mỗi thể bệnh chồng khớp sọ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tuy nhiên biểu hiện chung của bệnh chồng khớp sọ là hình dạng phần đầu và khuôn mặt sẽ bất thường. Khi các đường khớp sọ bị chồng lên nhau thì hộp sọ sẽ phát triển theo hướng bù trừ, dẫn đến phần đầu của trẻ sẽ bị biến dạng theo một hướng nhất định.

1. Chồng khớp sọ một bên (Coronal Synostosis)

Dấu hiện rõ nhất là phần đầu bị méo về phía trước, kéo theo đó là phần trán của trẻ bị ép dẹt xuống, ốc mắt ở phần đường khớp vành gờ lên sẽ bị kéo lên trên. Biến chứng nặng nhất của thể bệnh này là trẻ sẽ bị giảm dần thị lực và dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

2. Khớp sọ bị chồng hai bên (Bicoranal Synostosis)

Thể chồng khớp sọ này sẽ có những biểu hiện tương tự thể chồng khớp sọ một bên. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn là phần trán, cung chân mày sẽ bị dẹt hơn, nâng lên cao và hõm vào trong (đường khớp vành bị lõm vào).

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Khớp dọc sọ bị chồng lên nhau (Sagittal Synostosis)

Đây là thể bệnh phổ biến nhất của chứng chồng khớp sọ và chiếm đến khoảng 60% trường hợp bệnh. Phần đầu của trẻ sẽ biến dạng hai bên và bị hẹp hai bên khiến hình dạng phần đầu giống hình chiếc thuyền.

4. Đường khớp trán bị chồng (Metopic Synostosis)

Thể bệnh này khá hiếm gặp và chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số ca bệnh. Biểu hiện là phần đầu của trẻ sẽ bị biến dạng và có phần trán nhọn về phía trước, phần gờ xương trán nhô cao lên ở phía giữa dẫn đến hai mắt của trẻ sẽ gần nhau hơn.

5. Đường khớp lăm-đa (Lamboidal Synotosis)

Tương tự thể bệnh chồng đường khớp trán, thể bệnh chồng khớp lăm-đa rất hiếm khi bắt gặp. Biểu hiện chính là sự lệch sang một phía phần khớp sọ phía sau.

Mẹ đã biết chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi thể bệnh chồng khớp sọ sẽ có những dấu hiện lâm sàng khác nhau

Phương pháp điều trị bệnh chồng khớp sọ

Hiện nay để có thể điều trị được chứng chồng khớp sọ thì chủ yếu là sẽ tiến hành phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật này là để loại bỏ các đường sọ bị chồng lên nhau. Sau đó tạo hình lại phần hộp sọ và tạo ra không gian trống cho bộ não tiếp tục phát triển.

Độ tuổi thích hợp để tiến hành phẫu thuật là từ 5 đến 8 tháng tuổi, vì lúc này phần xương sọ của trẻ còn rất mỏng và dễ tạo hình lại hộp sọ. Tốt nhất nên cho trẻ phẫu thuật sớm sẽ giúp tăng khả năng phát triển của xương và giúp não bộ phát triển toàn diện hơn. Một số trường hợp tiến hành phẫu thuật sau 12 tháng tuổi sẽ trở nên khó khăn hơn, do các bác sĩ phải tiến hành tạo hình lại hoàn toàn phần hộp sọ.

Phẩu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Trẻ sơ sinh bị méo đầu

Nhiều mẹ lo lắng khi thấy đầu con sinh ra không tròn đẹp mà lại méo mó và nghĩ phần xương sọ của con có vấn đề. Tuy nhiên đầu bé bị méo có thể do những nguyên nhân này:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì lực kéo đẩy khi mẹ sinh thường: Đầu trẻ sơ sinh sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi để đi qua ngả âm đạo. Nếu mẹ phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng dễ khiến đầu bé bị dài hoặc móp sang một bên.
Trẻ sinh non: Các bé sinh thiếu tháng, dù là sinh thường hay sinh mổ đều có thể gặp hiện tượng này. Đầu bé dường như không tròn đều mà bị lệch về một bên. Điều này là do vùng đầu con chưa thực sự hoàn thiện và thường mềm hơn so với các bé sinh đủ tháng.

Đa số các trường hợp bé bị méo đầu do các nguyên nhân này đều không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Đầu con có thể trở lại trạng thái bình thường khi được điều chỉnh tư thế nằm hợp lý.

Tổng kết

Bệnh chồng khớp sọ sẽ tương đối nguy hiểm đến sự phát triển của não bộ nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung. Ngoài ra còn gây biến dạng phần đầu của trẻ khiến trẻ trở nên thiếu tự tin khi đến trường hoặc ra ngoài. Phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi phẫu thuật chỉnh hình hộp sọ ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo sự phát triển toàn vẹn nhất của trẻ.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

haunguyen