Dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh có nhiều đặc điểm giống với triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên bạn vẫn có thể biết mình mang thai thông qua các đặc trưng này.
Bạn đang hồi hộp chờ đợi những dấu hiệu thai kỳ? Tuy nhiên làm thế nào để không bị nhầm lẫn với triệu chứng tiền kinh nguyệt khi hai hiện tượng này khá giống nhau? Những kiến thức về sự khác biệt khi bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc chuẩn bị mang thai dưới dây có thể giúp bạn sớm biết mình sắp có tin vui:
- Đau bụng
- Đau ngực
- Ra máu âm đạo
- Buồn nôn
- Chuột rút
- 1 số dấu hiệu khác
1. Đau bụng – Dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh
Dấu hiệu có thai trước kỳ kinh là bạn sẽ có cảm giác bị đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười… trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức.
Bạn có thể chưa biết:
Khí hư như thế nào là dấu hiệu mang thai ở những tuần đầu?
Nước tiểu màu vàng có phải dấu hiệu mang thai không?
Còn nếu bạn sắp đến kỳ kinh?
Bạn sẽ bị đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.
Ngoài ra bạn còn có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng,…
2. Đau ngực – Dấu hiệu mang thai trước kỳ kinh
Nếu mang thai, chị em sẽ thấy ngực của mình hơi sưng, căng tức và nhạy cảm hơn khi chạm vào. Kích cỡ ngực tăng lên khiến nhiều người cảm thấy đau nặng ngực.
Còn nếu bạn sắp đến kỳ kinh?
Cơn đau ngực sẽ diễn ra mạnh hơn vào ngày đầu diễn ra chu kỳ và giảm dần vào những ngày sau đó do lượng progesterone giảm. Ngoài cơn đau ngực, chị em có thể nhận thấy vùng ngực của mình bị căng tức, đặc biệt là ở các vùng bên ngoài.
3. Ra máu âm đạo
Nếu là biểu hiện có thai, bạn sẽ thấy xuất hiện máu báo thai sau khi quan hệ tình dục khoảng từ 7 – 14 ngày. Nhưng để có thể nhận thấy rõ nhất thì khi thai nhi sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 4 tuần tuổi.
Máu báo thai thường chỉ là một vài giọt máu có màu nâu đỏ hoặc là hồng nhạt, máu báo thai thường không có mùi. Và tùy vào mổi người thì máu báo thai có thể ra nhiều hay ít và kéo dài từ 1 hay 2 ngày. Máu báo thai thường sẽ không đi kèm với dịch nhầy, không vón cục.
Còn nếu bạn sắp đến kỳ kinh?
Khác với máu báo thai thì máu báo kinh nguyệt thường sẽ có màu đỏ thẫm kèo theo dịch nhầy cùng một số mảnh vụn của niêm mạc tử cung bị rách, lượng máu kinh mỗi đợt có thể lên đến 60-80 ml. Đôi khi cũng sẽ xuất hiện các cục máu đông to và sẽ cần đến 3 tới 7 ngày để có thể kết thúc chu kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng dưới rốn có phải có thai và dấu hiệu mang thai sớm là gì?
Nắm rõ các dấu hiệu mang thai đầu tiên giúp mẹ chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khoẻ mạnh
4. Buồn nôn
Ốm nghén là một trong những dấu hiệu có thai trước kỳ kinh nguyệt dù không phải mọi mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng này. Các cơn buồn nôn thường xuất hiện một tháng sau khi có thai.
Còn nếu bạn sắp đến kỳ kinh?
Giai đoạn tiền kinh nguyệt thường không xuất hiện các cơn buồn nôn. Vì vậy, dù chậm kinh nguyệt nhưng nếu không gặp bị buồn nôn, khả năng mang thai của bạn vẫn không cao.
5. Chuột rút
Trong những tuần đầu thai kỳ, đôi khi chị em có thể sẽ bị chuột rút nhẹ, khá giống với những ngày sắp có kinh. Mặc dù vậy, hiện tượng chuột rút mang thai lại thường xảy ra ở vùng bụng dưới hoặc lưng dưới.
Còn nếu bạn sắp đến kỳ kinh?
Hiện tượng chuột rút thường diễn ra khoảng 24 đến 48 giờ trước khi có kinh nguyệt. Sự khó chịu do hiện tượng này có thể giảm dần vào những ngày cuối và hết hẳn khi bạn đã hết kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn về sự khác biệt của việc mang thai và tiền kinh nguyệt như trên, bạn có thể thử que sau 7-15 ngày sau khi quan hệ tình dục do quá trình làm tổ của phôi thai ở thành tử cung sẽ mất từ 5 – 10 ngày.
1 số dấu hiệu mang thai khác
Bên cạnh những dấu hiệu có thai phổ biến trên, chị em cũng hoàn toàn có thể nhận ra mình đang mang thai qua những thay đổi dưới đây của cơ thể:
- Khu vực xung quanh núm vú tối màu hơn. Điều này xảy ra sớm nhất từ 1-2 tuần sau khi thụ thai và thường là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.
- Sự thay đổi hormone trong cơ thể làm dịch nhầy âm đạo tiết ra có tính chất khác hơn so với ngày thường
- Cơ thể tăng lượng máu khiến thận phải xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường, chị em sẽ thường xuyên đi tiểu hơn. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, có chị em chỉ có dấu hiệu này khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3
- Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ trong khoảng 18 ngày sau khi rụng trứng
- Thường xuyên bị đầy hơi sau khi quan hệ do hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn…
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!