Dấu hiệu động thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần cảnh giác!

Mẹ bầu cần chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể để phát hiện các dấu hiệu động thai 3 tháng đầu nhằm xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé và sức khỏe cho mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu động thai 3 tháng đầu là đau bụng dưới, chảy máu âm đạo, bất thường trong chỉ số beta-hCG... Khi có các dấu hiệu động thai, mẹ nên kịp thời đi khám để có hướng xử lý phù hợp và tăng cường nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để trải qua thai kỳ 1 cách an toàn.

Nội dung bài viết:

  • Dấu hiệu động thai 3 tháng đầu
  • Nên làm gì khi có các dấu hiệu động thai?

Những dấu hiệu động thai 3 tháng đầu mẹ cần hết sức chú ý

Động thai hay còn gọi là dọa sảy là tình trạng thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2. Tình trạng này có thể không xác định được nguyên nhân hoặc nguyên nhân gây động thai có thể do mẹ bất cẩn trong vận động hay ăn uống. Khi bị động thai, thai nhi gặp phải các chấn động gây ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn nhưng vẫn còn sống, cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở nhưng thai nhi chưa bị sổ ra ngoài mà vẫn nằm trong buồng tử cung. Nếu kịp thời nghỉ ngơi và điều trị đúng cách thì thai nhi vẫn được đảm bảo an toàn.

Bạn có thể chưa biết:

Biểu hiện bị động thai qua từng tam cá nguyệt mẹ bầu không nên bỏ qua

Mẹ bầu hãy thận trọng khi có những dấu hiệu động thai này

Động thai là giai đoạn trước của sảy thai. Tuy hiện tượng động thai chưa khiến người mẹ mất đi thai nhi nhưng đây có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai. Thai phụ đã bị động thai cần hết sức chú ý giữ gìn để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc cho mẹ và bé.

Từ động thai tới sảy thai là ranh giới rất mong manh. Vậy làm thế nào để mẹ bầu biết được mình đang bị động thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất với tất cả các thai phụ. Chính vì vậy, nếu có các dấu hiệu dưới đây nghĩa là có thể bạn đang bị động thai (dọa sảy thai).

Chảy máu âm đạo với lượng ít

Máu ra có thể có màu sắc biến đổi từ đỏ, hồng nhạt đến nâu sẫm, tùy vào trạng thái nặng hay nhẹ ở vùng âm đạo.

Có nhiều trường hợp sẽ xuất hiện một số lượng nhỏ máu màu đỏ thẫm từ 7-10 ngày sau khi rụng trứng hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Máu này theo kinh nghiệm của các bà mẹ là máu báo có bầu.

Trường hợp nếu lặp đi lặp lại tình trạng ra máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, màu sắc máu liên tục thay đổi, thì đây là dấu hiệu cho thấy nội tiết tố trong cơ thể đang tụt nhanh. Khả năng dọa sảy thai có thể diễn ra ngay sau đó. Chị em nên đi khám bác sĩ ngay để nhận được sự tư vấn và dùng thuốc phù hợp.

Đau bụng dưới - dấu hiệu động thai 3 tháng đầu

Đây là dấu hiệu đầu tiên mà sản phụ có thể cảm nhận được. Cảm giác đau râm ran, đau thành từng cơn ở vùng bụng dưới, thấy mỏi ở vùng thắt lưng.

Nếu cơn đau kéo dài không dứt, đau liên tục, cường độ cơn đau ngày một tăng thì đây chính là dấu hiệu của dọa sảy thai. Mẹ bầu cần được đi khám ngay để biết được tình trạng của mình.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ số HCG bất thường

Một trong những dấu hiệu động thai và cách xử lý mà chúng tôi muốn chia sẻ đó là dựa trên những thông số HCG.

Khi nồng độ HCG xuất hiện những chỉ số bất thường như không tăng lên theo tuổi thai thì khả năng cao mẹ bầu đã bị động thai.

Để biết chính xác, bác sĩ sẽ cho tiến hành siêu âm để sớm phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu động thai 3 tháng đầu?

Một khi đã bị sảy thai, bạn không thể cứu vãn được gì! Nhưng nếu mới chỉ là động thai với các dấu hiệu như trên được phát hiện kịp thời, thai nhi sẽ vẫn được an toàn.

Bạn có thể chưa biết:

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để tránh động thai nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhận biết ngay các triệu chứng bị động thai để mẹ kịp giữ con an toàn

Kịp thời đi khám để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp

Khi thấy mình bị động thai ra máu hay có dấu hiệu động thai, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.

Bên cạnh đó, thai phụ cần được đưa đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp, chẳng hạn như kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung,…

Các món ăn giúp mẹ an thai

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng động thai, đặc biệt là nên ăn những món cháo, canh thuốc bổ thận, an thai để tăng cường sức khỏe, khí huyết sung mãn như:

  • Cháo gà gạo nếp
  • Món cháo cá chép
  • Cháo đậu đen dây tơ hồng
  • Món cháo bí ngô
  • Nước hạt sen trần bì tô ngạnh
  • Canh trứng gà ngải cứu

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo cách dùng củ gai tươi để nấu nước uống an thai.

Tư thế nằm phù hợp với mẹ bị động thai

Các bà bầu bị động thai sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi. Vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu ở phần dưới cơ thể chảy ngược về tim.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai, giúp tim hoạt động dễ dàng hơn cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và thận. Tư thế này giúp thai nhi thoải mái, phát triển ổn định không bị động thai.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương