Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ là gì? Có sinh thường được không?

Bà bầu bị tiểu đường có sao không? Thai phụ bị đái tháo đường khi sinh con có nguy cơ bị hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ mẹ có thể nhận biết sớm nhất bao gồm: đi tiểu nhiều, khát nước liên tục, vùng kín bị nấm men, đau rát khi đi tiểu,… Nếu mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống và kiểm soát được lượng đường. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý vì sinh con mà bị tiểu đường thai kỳ thì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm!

  • Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ
  • Một số biến chứng mẹ có thể gặp phải khi bị tiểu đường thai kỳ
  • Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
  • Thời điểm sinh tốt nhất với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
  • Hướng dẫn cách chăm sóc sau sinh với mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý dễ gặp đối với phụ nữ mang thai. Đây là tình trạng rối loạn đường huyết, được phát hiện sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Mặc dù bệnh lý này có thể biến mất sau khi sinh con, tuy nhiên nguy cơ mắc tiểu đường ở lần hai làm mẹ rất cao và có thể bị nặng hơn bình thường.

Do đó, bà bầu nên tìm hiểu những dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ để có biện pháp phòng tránh và sớm có hướng điều trị kịp thời:

  • Đi tiểu nhiều lần: Vì chỉ số Glucose trong máu quá cao sẽ xảy ra tình trạng không thể chuyển hóa hoàn toàn. Khi không được chuyển hóa hoàn toàn, lượng Glucose sẽ tồn lại trong máu và khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải lượng tồn dư này ra ngoài. Do thận hoạt động nhiều nên mẹ bầu sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên khát nước: Do lượng máu trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng cao hơn bình thường kèm theo việc thận hoạt động nhiều hơn để đào thải chất độc nên mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác khát nước và uống nhiều nước hơn.
  • Nấm men âm đạo: Khi mẹ mắc phải tình trạng nấm men âm đạo thì khi đi tiểu sẽ xuất hiện tình trạng đau rát, nước tiểu có mùi nồng và hôi hơn bình thường,… Tình trạng này sẽ kéo dài ngày và không thể sử dụng dung dịch vệ sinh để khắc phục.
  • Mệt mỏi và đau nhức khắp người: Vì lượng insulin trong cơ thể sản xuất không đủ cung ứng cho quá trình chuyến hóa đường thành năng lượng nên mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đói bụng và muốn ăn.
  • Mờ mắt: Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi lượng Glucose trong máu tăng cao đột ngột. Tình trạng này ít khi xảy ra nhưng nếu gặp phải thì mẹ bầu nên lưu ý tránh tình trạng té ngã ảnh hưởng đến thai nhi.

Bài viết liên quan:

Một số biến chứng khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ

1. Suy hô hấp cấp

Sản phụ không kiểm soát được lượng đường thì con sinh ra có nguy cơ cao bị suy hô hấp. Bởi phổi của con chưa phát triển hoàn thiện, bệnh sẽ nặng và có thể tử vong. Khi trẻ bị suy hô hấp sẽ có biểu hiện thở rất nhanh trên 60 lần/ phút, co kéo lồng ngực, khò khè…

Con có thể bị suy hô hấp khi mẹ bầu bị tiểu đường

2. Hạ đường huyết

Trong 48 giờ đầu sau sinh trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết dưới 1.7 mmol/l. Nguyên nhân do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau sinh. Phòng ngừa hiện tượng này bằng cách cho uống nước đường hay qua dạ dày sau khi đẻ khoảng 1 giờ. Trường hợp, các biện pháp trước đều không thành công thì truyền tĩnh mạch đường glucose.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Một số rối loạn khác

Bà bầu bị tiểu đường có sao không? Thai phụ bị đái tháo đường khi sinh con có nguy cơ bị hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu và ăn kém…

Để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra với thai nhi, mẹ cần kiểm soát thật tốt lượng đường suốt thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi để sớm phát hiện những bất thường và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Bài viết liên quan:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không là câu hỏi được khá nhiều mẹ quan tâm. Theo các bác sĩ, mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh thường nếu biết điều chỉnh chế độ ăn uống và mẹ kiểm soát được lượng đường.

Còn với phương pháp sinh mổ hay sinh qua ngả âm đạo thì còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa. Thực tế, chỉ đến ngày dự sinh mới có thể chẩn đoán chính xác là mẹ sinh thường hay sinh mổ.

Tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường đường nhé các mẹ

Thời điểm sinh tốt nhất với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mà đưa quyết định thời gian sinh cho sản phụ. Nếu người mẹ hay thai nhi có biến chứng thì mẹ có thể sinh vào tuần 38-41. Trường hợp, thai phụ có thai quá lớn thì có thể sinh trước thời điểm tuần 38. Lúc này, bác sĩ cần phải kiểm tra sự phát triển của phổi thai nhi như thế nào qua xét nghiệm nước ối.

Tuỳ vào kết quả kiểm tra của bác sĩ mà chỉ định thời gian sinh phù hợp

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hướng dẫn cách chăm sóc sau sinh với mẹ bị tiểu đường thai kỳ

Sau sinh một vài tuần đường huyết cũng trở về trạng thái bình thường. Nhưng với người mẹ chưa hồi phục sức khoẻ sau sinh lại thêm việc chăm sóc con nhỏ, thường xuyên phải thức đêm nên mẹ thường mệt mỏi và căng thẳng, stress.

Mẹ cũng quá tập trung vào việc chăm sóc con cái mà bỏ quên bản thân mình. Chính những điều này khiến cơ thể mẹ bị suy nhược và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Vì vậy, các bác sĩ khuyên mẹ sau sinh:

  • Mẹ có thể chia sẻ cảm xúc với người thân hay các chuyên gia tâm lý nếu thấy căng thẳng.
  • Cần ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Điều này vừa tốt cho con vừa giúp mẹ giảm cân nên cũng giảm được lượng đường trong máu.
  • Cần có thời gian để mẹ thư giãn và chăm sóc bản thân như đi bộ, tắm nước ấm, xem phim, tám với bạn bè hay đọc sách…
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, nhất là trong vài tuần sau sinh. Mẹ cần chắc chắn rằng, lượng đường huyết trong máu đã trở lại bình thường.
  • Sau sinh mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng khoa học.

Tổng kết

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể sinh thường được, tuy nhiên nguy cơ mắc lại tiểu đường type 2 sau 3 – 5 năm và mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo. Do đó, mẹ cần kiểm soát tốt lượng đường tong máu và kiểm tra thường xuyên để có sự thay đổi kịp thời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nguyenthi Huyen