7 cơ quan thường hay có dấu hiệu bị phù khi mang thai

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Dấu hiệu bị phù khi mang thai sẽ thể hiện ở vùng mặt, chân và thậm chí cả vùng kín, và hầu hết thai phụ nào cũng phải trải qua. Nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này là gì?

Nguyên nhân khiến thai phụ bị phù khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi, và làm một số việc “nặng nhọc”. Một trong số những “công việc” vất vả đó là phải mang trong người một lượng nước lớn, có thể lên đến 8kg, trong thai kỳ.

Và trong khi đó, thể tích huyết tương cũng tăng vọt 30-50%, có nghĩa là tổng lượng máu mẹ bầu cũng tăng lên. Vậy tổng hợp tất cả những chất lỏng đó sẽ đi đâu?

Một số chất lỏng sẽ nằm trong tế bào để giúp cơ thể hoạt động. Phần còn lại tích tụ bên ngoài tế bào để tăng cường phân phối oxy, loại bỏ chất thải và kiểm soát dòng chảy của chất điện giải.

Càng gần đến ngày sinh, lượng máu càng đạt đến đỉnh điểm. Đó là vì sao tình trạng sưng phù xảy ra nhiều và dễ thấy nhất ở giai đoạn này. Ngoài ra, chất lỏng trong cơ thể tăng đi cùng với sự gia tăng của lượng natri. Natri ảnh hưởng đến cách cơ thể hấp thụ và xử lý nước. Ngay cả khi lượng natri chỉ tăng lên một chút cũng có thể khiến cơ thể bị phù.

Các dấu hiệu bị phù khi mang thai

Một chút phù (sưng) dần dần trên cơ thề là một phần trong hành trình thai kỳ. Những cơ quan có dấu hiệu bị phù khi mang thai thường thấy là:

Mắt cá chân và cẳng chân

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bàn chân
  • Môi
  • Ngực
  • Mũi
  • Khuôn mặt
  • Âm đạo

Các dấu hiệu bị phù khi mang thai có xu hướng nhiều hơn vào những tuần cuối thai kỳ. Đặc biệt là phù chân. Điều này là do lượng chất lỏng thừa trong cơ thể tập trung ở các bộ phận xa tim nhất của cơ thể. Một ngày nóng hơn bình thường hoặc thai phụ phải đứng nhiều cũng có thể khiến tình trạng bị phù khi mang thai nặng hơn.

Ngoài ra, áp lực từ kích thước ngày càng tăng của thai nhi cũng có thể khiến các dấu hiệu bị phù khi mang thai xuất hiện. Ví dụ như sưng nhẹ ở khu vực âm đạo, mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân.

Tất cả những tình trạng phù này chỉ là bình thường khi ở mức độ sưng nhẹ. Nếu không chắc chắn, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹo giảm tình trạng bị phù khi mang thai

  • Uống nhiều nước hơn để thải thêm chất lỏng và natri ra khỏi cơ thể.
  • Mang vớ y khoa, với sự tư vấn của bác sĩ, để cải thiện lưu thông máu, đặc biệt nếu phải ngồi lâu.
  • Tránh ở ngoài trời khi thời tiết quá nóng và ẩm ướt.
  • Thường xuyên nghỉ ngơi
  • Tránh đứng lâu, hoặc di chuyển hay nâng cao chân khi đứng trong thời gian dài.
  • Hạn chế mang giày cao gót. Hãy chọn loại đế thấp và chất liệu thoải mái, thoáng khí và có hỗ trợ.
  • Ăn nhiều thực phẩm có kali, chẳng hạn như chuối và bơ, để thải natri và tăng sản xuất nước tiểu.
  • Hạn chế thức ăn nhiều muối, như đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh và khoai tây chiên.

Các biến chứng tiềm ẩn liên quan đến phù trong thai kỳ

Hai tình trạng đáng lo ngại nhất khi mang thai có thể gây sưng phù là tiền sản giật và cục máu đông. Những tình trạng này không phổ biến nhưng nguy cơ là có khả năng khi mang thai. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu và nhận thức được chúng.

Thay vì cứ mãi hoảng sợ làm tăng căng thẳng về tinh thần và thể chất thì hãy nhờ sự trợ giúp từ đội ngũ bác sĩ hay y tá có chuyên môn.

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể rạng rỡ từ trong ra ngoài với làn da tươi sáng, hồng hào và mái tóc óng ánh trong nhiều ngày. Nhưng sau đó lại phải đối đầu với các tình trạng không những gây khó chịu mà còn khiến vẻ đẹp xuống cấp. Đừng lo lắng! Vì hầu hết sẽ cải thiện sau khi em bé chào đời, và khi mẹ biết cách chăm sóc sau sinh đúng chuẩn.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu