Đau bụng trên rốn khi mang thai là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu hay bỏ qua. Thế nhưng thực tế, đây là một hiện tượng không đơn giản. Nó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, chị em cần phải đặc biệt lưu ý.
Nội dung bài viết:
- Tại sao mẹ bị đau bụng trên rốn khi có thai?
- Tình trạng này có nguy hiểm không?
- Cách xử lý khi bị đau bụng trên rốn
- Những lưu ý cho mẹ khi gặp phải tình trạng này
Tại sao mẹ bầu lại bị đau bụng trên rốn khi mang thai?
Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng trên rốn ở sản phụ. Trong đó có thể kể đến như:
Bạn có thể chưa biết:
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?
Mới có bầu đau bụng dưới có sao không? Cách khắc phục hiệu quả?
Áp lực tử cung
Khi thai nhi phát triển, tử cung mở rộng tạo áp lực lớn lên rốn và vùng bụng. Đó là nguyên do gây nên những cơn đau bụng trên rốn khi mang bầu. Tình trạng này hay gặp trong 3 tháng đầu và những tháng cuối của thai kỳ.
Căng da và cơ bắp quanh bụng
Nhằm giúp cho thai nhi có đủ không gian để phát triển, da và cơ bắp vùng bụng phải căng hết mức. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, đồng thời khiến mẹ bị đau bụng trên rốn.
Thoát vị rốn
Mặc dù đây là tình trạng thường gặp ở trẻ em song cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do tăng áp lực ổ bụng. Tình trạng này có thể tự khỏi sau sinh hoặc thông qua tiểu phẫu.
Bệnh lý
Các bệnh lý về vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày, thủng dạ dày, dư acid, viêm đại tràng… cũng là lý do dẫn đến tình trạng đau bụng trên rốn khi mang thai. Đây là nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm bởi nó có thể gây ra những biến chứng nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Tình trạng đau bụng trên rốn có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?
Như đã đề cập, việc mẹ bầu bị đau bụng trên rốn có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Đây có nguy cơ là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Thế nên, các chị em không nên lơ là mà cần kịp thời điều trị để tránh những biến chứng xấu.
Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng trên rốn
Đến gặp bác sĩ để thăm khám
Khi gặp phải tình trạng mang thai bị đau bụng trên rốn và cơn đau diễn ra thường xuyên kèm theo các biểu hiện bất thường, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Điều này vô cùng cần thiết để kịp thời phát hiện các bệnh lý.
Bạn có thể chưa biết:
Đau bụng dưới bên phải khi mang thai – chuyện thường ngày hay dấu hiệu nguy hại?
Bầu 35 tuần đau bụng râm râm, có phải dấu hiệu mẹ sắp sinh non?
Áp dụng những biện pháp giảm đau
Ngoài việc thăm khám bác sĩ, chị em cũng có thể áp dụng các cách giảm đau ngay tại nhà:
- Tắm nước ấm, dùng túi nước ấm chườm lên vùng bụng ở gần ngực. Tránh chườm trực tiếp lên chỗ bị đau.
- Nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng và mệt mỏi.
- Chọn quần áo rộng rãi, mềm mại. Tốt nhất là nên dùng vải bông hoặc vải mềm để tránh quần áo cọ xát vào bụng.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không ăn quá nhiều trong một bữa để tránh bị đầy bụng.
- Uống nhiều nước và thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp để xoa dịu cơn đau.
Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu khi gặp tình trạng đau bụng trong thai kỳ
Dù bị đau bụng trên rốn hay bất kỳ vị trí nào, mẹ bầu cũng nên lưu ý những vấn đề sau:
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng.
- Uống đủ nước và nạp nhiều chất xơ.
- Ưu tiên thức ăn lỏng dễ tiêu và hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều gia vị.
- Thời kỳ đầu mang thai, kiêng quan hệ vợ chồng vì dễ làm tổn thương vùng rốn. Điều này cũng ảnh hưởng đến thai nhi.
- Duy trì một chế độ nghỉ ngơi khoa học.
- Dành thời gian thư giãn để hạn chế những căng thẳng và lo âu khi mang thai.
- Tuyệt đối không sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Kết
Mang thai là thời kỳ cơ thể trải qua nhiều thay đổi do sự biến động của hormone trong cơ thể và sự xuất hiện của em bé trong bụng. Đau bụng khi mang thai là 1 trong những biểu hiện thường gặp nhất. Vị trí đau có thể xung quanh vùng rốn, đau bụng dưới… Trong hầu hết các trường hợp đây là các cơn đau bình thường và không gây hại cho cơ thể 2 mẹ con. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo các dấu hiệu khác như ra máu âm đạo, sốt… thì mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ. Chúc các mẹ mang thai an toàn.
Xem thêm:
- Bí quyết phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi có thai
- Đau bụng đẻ là đau bụng trên hay dưới, cảm giác và biểu hiện như nào?
- Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng và cách khắc phục
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!