Giải mã 4 kiểu đau bụng khi mang thai tháng thứ 4

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 hay gặp phải ở những vị trí nào? Hiện tượng này có phải là bình thường và thai phụ có cần lo lắng cho an nguy của con? 

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 4

Lúc này, mẹ bầu đã có thể thoải mái chia sẻ tin vui đến mọi người khi đã qua 3 tháng đầu thai kỳ nhạy cảm. Phần bụng lúc này cũng sẽ bắt đầu nhô cao thấy rõ và dễ “hiện hình” trước những người xung quanh. Nhưng mức độ lớn thì mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như chiều cao và cân nặng.

Tình trạng ốm nghén cũng có xu hướng giảm dần và lúc này thai phụ sẽ thèm ăn nhiều hơn. Vùng ngực cũng sẽ bắt đầu nhạy cảm và không còn mềm mại như lúc đầu.

Ngoài ra, những tình trạng đau nhức như đau lưng, hơi đau chân hay đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể xảy ra với các mẹ bầu.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4

Giai đoạn này thai phụ có thể gặp tình trạng đau nhói hay âm ỷ ở phần bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể vì:

  • Rối loạn tiêu hóa ở tình trạng nhẹ thì gây nên đầy hơi, trướng bụng. Nếu bị nặng hơn thì có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy.
  • Tử cung to dần: thời điểm này em bé trong bụng sẽ bắt đầu lớn dần nên tử cung cũng phải nở rộng để thích nghi. Từ đó dẫn đến chèn ép các mô và dây chằng xung quanh cũng gây ra các cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuy nhiên, các cơn đau này thường chỉ thoáng qua và không thường xuyên nên thai phụ không cần phải quá lo âu suy nghĩ.

Đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4

Việc cảm giác buốt hay nhói mạnh 2 bên bụng (nhưng thường chỉ ở một bên bụng) có thể do dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra đàn phải nỗ lực để lớn lên cùng thai nhi. Theo y học, đây là hiện tượng đau dây chằng tròn.

Đặc biệt, thai phụ sẽ cảm nhận cơn đau rõ hơn sau khi thực hiện các động tác thể dục hoặc khi thay đổi tư thế. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút và có thể lan xuống háng hoặc hông. 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau bụng trên

Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến khi có bầu. Và nguyên nhân là do áp lực tử cung, chứng đầy hơi táo bón, đau cơ và căng cơ. Đau ở bụng trên khi mang thai do trào ngược axit sẽ có các cơn đau kéo dài lên ngực và cảm giác nóng rát trong cổ họng.

Đau bụng dưới bên phải khi mang thai tháng thứ 4

Nếu ở những tháng đầu mang thai hiện tượng đau bụng này là do thụ thai thì ở tháng thứ 4 mẹ nên để ý hơn một chút. Ở giai đoạn này, nếu chỉ đau lâm râm thì không sao. Nhưng hãy quan sát cơ thể kỹ càng hơn.

Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường khác thì phải đi bác sĩ ngày. Vì đó có thể báo hiệu mẹ bầu bị bong nhau non hay nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Khi nào là bất thường và phải đi gặp bác sĩ?

Về cơ bản, những cơn nhức hay đau bụng sẽ bắt đầu xuất hiện ở 3 tháng giữa. Nhìn chung nếu tần suất ít và không đau nhiều thì bình thường. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu sau thì mẹ phải báo ngay cho bác sĩ hoặc đến trạm y tế gần nhất:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Nước tiểu đục và hôi, đôi khi lẫn máu
  • Đi tiểu đau rát, có cảm giác nóng ran
  • Đau dữ dội, cơn đau kéo dài
  • Có xuất hiện chảy máu âm đạo từ ít đến nhiều
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Buồn nôn, ói mửa….

Tam ca tứ nguyệt thứ 2 mẹ bầu sẽ có những trải nghiệm thay đổi ở cơ thể và cảm xúc khác so với 3 tháng đầu. Điều quan trọng là hãy quan tâm đến sức khoẻ tinh thần, cộng với chế độ sinh hoạt phù hợp và thường xuyên thăm khám bác sĩ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu