X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thực hư cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục

Mất 8 phút để đọc
Thực hư cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC - Hãy cùng tìm hiểu cách đánh vần theo phương pháp mới đang gây tranh cãi trên mọi cộng đồng mạng trong những tuần qua.

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC – Thực hư cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục

Đối với mỗi bậc phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1, việc dạy cho con làm thế nào để đánh vần, học vần chuẩn nhất là vấn đề rất được quan tâm. Đặc biệt trong thời gian hiện nay, cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Hồ Ngọc Đại khiến cho dư luận xôn xao và hoang mang lo ngại vì cách đánh vần này không giống phương pháp được dạy đại trà lâu nay. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bậc phụ huynh vài thông tin cơ bản về chủ đề này – ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Liên quan đến việc này, Trung tâm Công nghệ Giáo dục (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cho biết, tại Việt Nam, có hai cách đánh vần tiếng Việt dựa theo hai bộ sách do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Dưới đây là cách đánh vần tiếng Việt theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại.

Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại gồm 3 tập với thứ tự là: âm – chữ, vần và tự học. Sách hướng dẫn học sinh đánh vần trên cơ sở phân tích cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt, có phân biệt rạch ròi âm với chữ, ví dụ âm /cờ/ và chữ c, k, q…

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC – Sách Tiếng Việt Lớp 1

Học tiếng trước chữ viết

Trình tự dạy đánh vần của tài liệu là: phát âm – âm – con chữ, tức là dạy tiếng trước dạy chữ. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục và sách giáo khoa hiện nay. Theo quan điểm của chủ biên, cách này thuận với tự nhiên là trẻ biết tiếng (phát âm) trước khi biết chữ.

Bài học đầu tiên trong tập 1 “âm – chữ”, học sinh sẽ được học tách chuỗi lời nói thành từng tiếng, ví dụ “một ông sao sáng” gồm 4 tiếng: một/ông/sao/sáng. Với mỗi tiếng, sách ký tự thành một hình tròn/vuông/ngôi sao… Tiếng giống nhau được đánh màu sắc giống nhau, để học sinh dễ hình dung.

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Ô vuông, tam giác chỉ là cách để trẻ phân tách lời nói thành các tiếng. Trẻ sẽ chỉ học “chữ ô vuông” vài tuần đầu của lớp 1. Đương nhiên, lúc mới vào lớp 1 thì cha mẹ yêu cầu đọc chữ, con sẽ chưa thể đọc được. Trẻ chỉ có thể học thuộc lòng các đoạn thơ, ca dao và nhìn theo “chữ ô vuông” để đọc lại.

Theo sách của GS Hồ Ngọc Đại, với mỗi tiếng, các em được hướng dẫn tách thành hai phần là đầu và vần, ví dụ tiếng “ba” có phần đầu là “b” và vần là “a”. Song song đó, bài học đầu giới thiệu với học sinh sáu thanh trong tiếng Việt gồm: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và ký hiệu của các thanh này.

Ở phần âm (bài 2), Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục dạy học sinh theo khoa học của ngữ âm học. Sách hướng dẫn cách phân biệt nguyên âm với phụ âm; trong vần có âm chính, âm đệm và âm cuối.

Khi được học về âm đọc tròn môi (o, ô, u) và không tròn môi (a, e, ê, i/y, ơ, ư), học sinh sẽ được giới thiệu quy tắc ghép âm để tạo thành âm/vần mới. Ví dụ, ghép âm /a/ không tròn môi với âm /o/ tròn môi sẽ cho ra âm /oa/, hoặc vần “an” làm tròn môi bằng cách ghép với âm /o/ sẽ tạo thành vần “oan”.

Ghi âm /cờ/ đứng trước âm đệm bằng chữ q; ghi âm /i/ đứng sau âm đệm bằng chữ y; dấu thanh đặt ở âm chính”… là một số luật chính tả được nêu trong Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, buộc học sinh phải ghi nhớ và làm theo.

Chữ C/K/Q đều đọc là /cờ/

Có hai điểm khác biệt cơ bản trong cách phát âm chữ cái giữa tài liệu Tiếng Việt Công nghệ giáo dục với sách giáo khoa đại trà. Khác biệt đầu tiên là cách đọc ba chữ cái c, k, q đều là /cờ/ trong khi sách đại trà có cách phát âm lần lượt là /cờ/, /ca/ và /quy/.

Khác biệt thứ hai nằm ở các nguyên âm đôi. Trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, có ba nguyên âm đôi là iê (đọc là /ia/) và có 4 cách viết là ia, ya, iê, yê. Trong khi sách giáo khoa đại trà chữ ia/ya, iê/yê phát âm lần lượt là /i-a/ và /i-ê/.

GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên bộ sách giáo khoa dạy trẻ đánh vần theo cách đại trà), nhận xét về cách dạy trẻ tập đọc của Sách Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ Giáo dục: “Ở mấy bài đầu, chủ trương của tác giả cuốn sách là học sinh sẽ học cách tách lời nói thành các tiếng, từ đó hiểu cách đọc lời thơ, chứ không phải là học chữ hay học đánh vần.

Học sinh sẽ hình dung mỗi mô hình hình tam giác, hình vuông là khối chữ mà không đọc thừa, thiếu chữ.

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Âm và chữ trong công nghệ giáo dục

Cho những ai muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn về cách đánh vần để học cùng con theo sách Công nghệ Giáo dục, bà Nguyễn Thị Thanh Loan, Trung tâm Công nghệ Giáo dục –  Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có chia sẻ như sau:

Trong Công nghệ giáo dục, cần phân biệt rõ Âm và Chữ:

  • Âm là Vật thật, là âm thanh
  • Chữ là Vật thay thế, dùng để ghi lại, cố định âm.
  • Theo đó, không phải lúc nào cũng có sự tương ứng 1:1 giữa âm và chữ.
  • Thông thường, 1 âm được ghi lại bằng 1 chữ cái (a, b, d, đ, e, l, m,…)

Lưu ý: Theo quan điểm của Công nghệ Giáo dục, 1 âm ghi lại bằng 1 chữ nghĩa là các chữ ghi âm có vai trò như nhau. Do đó, 1 âm /chờ/ được ghi lại bằng 1 chữ ch (chữ : chờ) chứ không phải là được ghép lại từ 2 chữ c và h.

Có những trường hợp 1 âm không phải chỉ được ghi lại bằng 1 chữ mà có thể là 2, 3, 4 chữ, do đó, cần có căn cứ là Luật chính tả.

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Ví dụ: Âm /ngờ/ được ghi bằng 2 chữ: ng và ngh (ngờ kép)

Âm /cờ/ được ghi bằng 3 chữ: c (cờ), k (ca) và q (cu)

Âm /ia/ được ghi bằng 4 chữ: iê, ia, yê, ya.

Cách đánh vần trong Công nghệ Giáo dục

Nguyên tắc đánh vần Công nghệ Giáo dục

  • Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

Ví dụ: ca: /cờ/ – /a/ – /ca/

ke: /cờ/ – /e/ – /ke/

quê: /cờ/ – /uê/ – /quê/

(Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo Luật chính tả: Âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u).

Đánh vần theo cơ chế 2 bước:

  • Bước 1: Đánh vần tiếng thanh ngang (Khi đánh vần tiếng thanh ngàn, tách ra phần đầu / phần vần)

Ví dụ:   ba: /bờ/ – /a/ – /ba/

  • Bước 2: Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang: tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ:   bà: /ba/ – huyền – /bà/

Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

  • Lưu ý

Công nghệ Giáo dục còn hướng dẫn học sinh, khi chưa đọc được tiếng có thanh thì có các bước để đánh vần lại:

Cách 1:

Dùng tay che dấu thanh để học sinh đọc được tiếng thanh ngang /ba/. Sau đó trả lại dấu thanh để đánh vần /ba/ – huyền – bà.

Nếu che dấu thanh mà học sinh chưa đọc được ngay tiếng thanh ngang thì che tiếp phần vần, để học sinh nhận ra phụ âm /b/. Bỏ dấu che nguyên âm /a/ để nhận ra nguyên âm /a/ và đánh vần bờ – a – ba à ba – huyền – bà .

Cách 2:

Đưa tiếng /bà/ vào mô hình phân tích tiếng:

đánh vần lớp 1

 

Học sinh phân tích rồi đọc cả tiếng thanh ngang, sau đó thêm thanh vào để tiếng có thanh: /ba/ – huyền – bà.

Nếu các em vẫn lúng túng với tiếng thanh ngang thì phân tích tiếp tiếng thanh ngang: bờ – a – ba. Cho trẻ làm và xóa dần từ dưới lên để cuối cùng có tiếng /bà/.

Hãy theo dõi các phần tiếp theo về – ĐÁNH VẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Bài viết cho the Asian parents Vietnam 

Hình ảnh từ Internet

Đọc thêm:

  • Giúp con ổn định tập trung khi vào lớp 1
  • Dạy con nên người – giỏi giang

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Thực hư cách đánh vần theo sách Công nghệ giáo dục
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it