X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Đánh rơi em bé sơ sinh: Những hậu quả có thể theo em đến suốt cuộc đời

Mất 6 phút để đọc
Đánh rơi em bé sơ sinh: Những hậu quả có thể theo em đến suốt cuộc đời

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất có thể gây ra những hậu quả khó lường ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của bé. Câu chuyện dưới đây là lời cảnh tỉnh đến các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nội dung bài viết:

  • Câu chuyện về việc 1 em bé sơ sinh bị đánh rơi
  • Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất
  • Các dấu hiệu nhận biết bé bị tổn thương

Đừng bao giờ để trẻ sơ sinh một mình dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Những hình ảnh cắt ra từ clip dưới đây ghi lại một cặp sinh đôi đang nằm trên giường cùng với chị gái hai tuổi. Không thấy hình bóng bố mẹ hoặc bất kỳ người lớn nào khác trong clip này.

Bạn có thể chưa biết:

Xe đẩy em bé lật nhào trên thang cuốn, không rõ bố mẹ ở đâu khi tai nạn xảy ra cho 2 em nhỏ

Ghế xe hơi cho trẻ em không chỉ là mốt nhất thời, nó đã cứu sống bé trai này khỏi tai nạn kinh hoàng!

Sự việc bắt đầu bị đẩy lên cao trào khi một trong hai em bé sơ sinh bắt đầu khóc. Học theo cách người lớn làm, chị gái hai tuổi cúi xuống, vỗ vỗ và an ủi em nhưng có vẻ như không thành công. Và hành động tiếp theo của chị gái vô tình đẩy em vào nguy hiểm.

Đánh rơi em bé sơ sinh: Những hậu quả có thể theo em đến suốt cuộc đời

Chị gái 2 tuổi vô tình đánh rơi em bé sơ sinh

Cô cúi xuống và thực hiện động tác bế em bé sơ sinh lên một cách sai lầm. Không đỡ cổ, không đỡ lưng mà kinh hoàng hơn là kéo em lên, nhấc em lên vai.

Bản thân cô chị 2 tuổi cũng khá nhỏ, trọng lượng cơ thể chưa đủ để vác được em. Như một lẽ tất yếu, cô đánh rơi em xuống khiến 1 trong 2 trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu xuống đất.

Em bé sơ sinh khóc thét lên. Điều này càng khiến chị gái 2 tuổi bối rối và quyết định thực hiện động tác bế một lần nữa.

Như một linh cảm vậy, có một người phụ nữ đã ngay lập tức lao vào can ngăn và xem xét tình hình của em bé.

Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị va đập đầu

tre-so-sinh-bi-nga-dap-dau-xuong-dat

Đánh rơi bé sơ sinh gây ra hậu quả khôn lường

Phải khẳng định ngay lập tức, đây không phải là lỗi của cô chị gái 2 tuổi. Bé chỉ vô tình với mong muốn em ngừng khóc mà thôi.

Tuy nhiên, đáng buồn đây lại là kịch bản rất phổ biến trong các gia đình trên toàn thế giới.

Nhiều người sẽ phán xét, sẽ phẫn nộ, kêu đó là vô tâm, đó là bỏ bê con cái… Chúng tôi không đưa ra lời bình luận nào, bởi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Còn rất nhiều gia đình rơi vào tình cảnh bố mẹ bắt buộc phải lao ra đường kiếm ăn hàng ngày, để các em tự trông nhau.

Và từ đó dẫn đến những tình huống như trên. Hậu quả của nó cũng rất nặng nề.

Bạn có thể chưa biết:

TAI NẠN THANG CUỐN – Bé gái bị mắc kẹt trên không và không ai chạy lại cứu

Sự sống nối tiếp cái chết – Tình mẫu tử kỳ diệu đã giúp em bé sơ sinh chào đời ngay trong tai nạn ô tô của mẹ mình

Khi hộp sọ của trẻ sơ sinh đập vào một bề mặt cứng, bộ não mỏng manh của em bé có thể bị tổn thương nặng nề. Các mạch máu sẽ bị vỡ, bị đứt, dẫn đến chảy máu bên trong – xuất huyết não. Ngay cả khi không bị chảy máu, não vẫn có nguy cơ bị sưng, bị những áp lực nhất định khiến tổn thương não.

Trong trường hợp xấu nhất, bé sẽ bị xuất huyết não và tử vong. Nếu không, cũng sẽ để lại thương tật suốt đời.

Các dấu hiệu nhận biết bé bị tổn thương

tre-so-sinh-bi-nga-dap-dau-xuong-dat

Tiếng thét của bê sơ sinh sau khi bị đánh rơi xé lòng người lớn

Đừng chần chờ, hãy ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào sau đây:

  • Co giật
  • Buồn ngủ
  • Nôn liên tục
  • Bất tỉnh
  • Bị vết bầm tím hoặc tụ máu trên đầu
  • Chảy máu mũi, máu tai hoặc máu mồm

Nếu như vô tình ai đó đánh rơi em bé sơ sinh, điều đầu tiên là phải bình tĩnh phân tích tình huống.

Nếu như em bé cười nói trở lại, hành động không có gì bất ổn thì trộm vía, có thể bé không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, để chắc ăn, hãy kiểm tra một lần nữa những dấu hiệu như kiểm tra vết bầm tím, chảy máu hay không, các cử động mắt, tay, chân có bình thường không.

Mà tốt nhất, khi có dấu hiệu gì bất thường hoặc ai đó đánh rơi em bé sơ sinh, hãy khẩn trương đưa em đến bệnh viện để kiểm tra cho chắc chắn.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngã sưng đầu?

  • Nếu thấy đầu bé có vết bầm, sưng lên thì chườm đá tại chỗ cho bé trong 15-20 phút. Xử lý các chỗ bị trầy xước hoặc chảy máu
  • Nếu thấy bé nôn thì nên cho bé nghỉ ngơi và chỉ uống nước lọc và cho ăn uống bình thường sau khoảng 1 – 2 giờ
  • Theo dõi thêm trong 48-72 giờ

Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau thì nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất:

  • Bất tỉnh trong vài giây
  • Rối loạn tri giác như lơ mơ, kích động khó dỗ sau khi trẻ sơ sinh bị sưng đầu
  • Nôn ói nhiều hơn 3 lần
  • Ngủ nhiều
  • Mắt lác, đồng tử 2 bên không đều, mất thăng bằng, va vào đồ vật khi di chuyển, chảy máu, nước dịch từ lỗ mũi, lỗ tai…

Cẩn thận không bao giờ là thừa cả!

Xem thêm

  • Bé trai chết ngay sau khi tiêm chủng ngừa sốt xuất huyết; 362 trường hợp phản ứng phụ
  • Tai nạn máy bay Lion Air rơi xuống biển với 189 hành khách, trong đó có hai bé sơ sinh trên máy bay
  • Xe tập đi và những tai nạn chực chờ trẻ nhỏ: Bé trai 6 tháng tuổi ngã tụ máu não, lún sọ

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Đánh rơi em bé sơ sinh: Những hậu quả có thể theo em đến suốt cuộc đời
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it