Đám cưới cuối năm là thời điểm mà hầu hết các cặp đôi lựa chọn để tổ chức tiệc. Với không khí tất bật của những ngày cận tết khiến cho công việc chuẩn bị lễ cưới của đôi bạn có phần gấp gáp nên không được chuẩn bị một cách chu đáo. Dưới đây là những việc bạn cần suy nghĩ trước khi tổ chức đám cưới.
1. Lên kế hoạch cho đám cưới cuối năm
Lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn cần làm đối với bất cứ việc gì. Chuẩn bị cho đám cưới lại càng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể:
- Tổ chức đám cưới ở đâu?
- Dự kiến bao nhiêu khách mời?
- Làm thiệp mời cưới
- Trang phục ngày cưới là gì?
- Mâm cỗ đám cưới gồm những gì?
- Tự trang trí đám cưới hay thuê dịch vụ trang trí đám cưới?
- Xác định ngân sách cần phải có cho kế hoạch cưới. Ngân sách này bao gồm ngân sách cố định và chi phí phát sinh.
Đám cưới cuối năm cần chuẩn bị gì cho hoàn hảo?
2. Định ngày lành để cưới
Theo phong tục Việt Nam, việc chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng. Việc này thường được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình. Vì thế các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn.
Đôi vợ chồng trẻ cũng có thể động trong việc này, sao cho phù hợp với hoàn cảnh 2 bên. Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị còn bao lâu. Từ đó để có kế hoạch triển khai việc cần làm một cách tốt nhất. Lưu ý nên chọn ngày đãi cười vào thứ 7, chủ nhật để khách mời có thời gian tham dự.
3. Chọn đồ cưới
Nên thua hay may trang phục cưới? là câu hỏi thường gặp của các cặp đôi. Điều này tùy thuộc vào sở thích, thời gian, ngân sách của 2 bạn.
Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa.
Nếu thuê trang phục cưới: Thông thường bạn nên đặt trước 1 tháng trước ngày cưới nhằm đảm bảo lựa chọn được trang phục đẹp, ưng ý nhất.
4. Chụp ảnh cưới
Sau khi lo xong phần trang phục đám cưới, hai bạn cần nghĩ ngay đến công đoạn chụp ảnh cưới. Việc này không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Bạn sẽ băn khoăn lựa chọn studio hay thợ chụp ảnh tự do? Chọn nhân viên trang điểm nào phù hợp… Bạn nên chọn một nơi chuyên tổ chức chụp ảnh cưới, nơi đó sẽ lo cho bạn tất.
Tuy nhiên, bạn cần cùng họ lên chủ đề, phòng cách cho bộ ảnh. Lựa chọn một đội ngũ chụp ảnh tốt, họ sẽ cho bạn những tấm ảnh để đời quý giá. Từ đó lựa chọn nhiếp ảnh gia phù hợp, rồi lựa chọn nhân viên trang điểm. Sau đó họ sẽ tư vấn cho bạn kĩ hơn về bộ ảnh cưới như: Địa điểm chụp, thời gian…
Dịp cuối năm thời tiết và quan cảnh rất đẹp. Bạn có thể chọn Đà Lạt làm địa điểm chụp hoặc Sapa, Mộc Châu… những địa điểm nổi tiếng.
Chụp ảnh cưới ở biển Cần Giờ
5. Lên danh sách khách mời đám cưới cuối năm
Đây là công việc khiến các cặp đôi đau đầu nhất!
Nếu đãi tiệc ở những nhà hàng lớn, họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng. Nên dự trù nhóm khách mời phát sinh để không gặp tình trạng thiếu bàn.
Hãy lên danh sách mời kỹ để có một đám cưới hoàn hảo, không muộn phiền về mâm thừa, cỗ thiếu, về chi phí làm ảnh hưởng đến chuyện tận hưởng hạnh phúc trăm năm của bạn.
6. Mua nhẫn cưới cho đám cưới cuối năm
Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc không thể bỏ qua.
Cô dâu chú rể nên dành thời gian trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng. Mỗi mẫu nhẫn đặt làm riêng có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.
Nhẫn cưới là định vật không thể thiếu
7. Làm thiệp cưới và gửi thiệp cưới
Thiệp cưới là một vật phẩm thông báo buổi lễ của bạn đến với những người thân và bạn bè xung quanh. Thiệp cưới còn mang đến nhiều ý nghĩa tuyệt vời và là minh chứng trọng đại trong ngày cưới của bạn.
8. Đặt tiệc cưới
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính mà các cặp vợ chồng cần nhắc về việc đặt bàn. Nhiều người sẽ tổ chức cỗ ở nhà và có những người sẽ tổ chức tại nhà hàng. Việc đặt tiệc này cũng cần cân nhắc dựa trên số người được mời tới dự. Nên lựa chọn những nơi nào gần nhà để cô dâu chú rể và quan họ 2 bên tiện di chuyển.
Đặt tiệc cưới ở những không gian phù hợp với nhu cầu
Thời gian gần đây, sự ra đời của nhiều nhà hàng tiệc cưới mang đến nhiều lựa chọn hơn về địa điểm tổ chức ngày trọng đại. Việc cân nhắc đặt tiệc cưới ở đâu tuy chỉ là một trong rất nhiều yếu tố cần chuẩn bị trước ngày cưới nhưng lại là điểm then chốt cần được các cặp đôi đầu tư nhiều thời gian. Một sự lựa chọn đúng sẽ mang đến cho bạn một thực đơn chất lượng, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp và trên hết là sự hài lòng cho các vị khách mời.
Các bạn có thể tổ chức cưới gần biển để có gió mát, không khí trong lành. Ngoài ra bạn cũng có thể đãi trên các không gian lãng mạn như Đà Lạt…
9. Đăng ký kết hôn
Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, đừng quên một việc quan trọng nữa là đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn các cặp đôi sẽ được luật pháp bảo hộ, chứng nhận là vợ chồng.
Tổng kết:
Qua 9 gợi ý trên, hi vọng bạn đã hình dung được một đám cưới cần có những gì. Bạn cần tham khảo ý kiến gia đình 2 bên và những người đã từng thực hiện cưới để hiểu thêm về phong tục, nghi thức cử hành lễ cưới. Chúc các bạn có một đám cưới thành công tốt đẹp.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!