Bị đa ối uống nước râu ngô là lời khuyên mà hầu hết các mẹ bầu được nghe nếu lỡ rơi vào tình trạng bị đa ối hay dư ối. Rốt cuộc, nước râu ngô có thực sự kì diệu “như lời đồn”. Cùng tìm hiểu:
- Đa ối uống nước rau ngô có hiệu quả không?
- Hướng dẫn nấu nước râu ngô ngừa đa ối
- Biện pháp để ngăn ngừa tình trạng đa ối
Đa ối uống nước rau ngô có hiệu quả không?
Đa ối là hiện tượng lượng nước ối bao quanh thai nhi trong cơ thể người mẹ bị tăng đột biến so với mức cho phép. Nước ối là loại chất lỏng giúp cung cấp chất dinh dưỡng, ngừa nhiễm khuẩn cho thai nhi cũng như bảo vệ thai nhi khỏi những tác động khi nằm trong bụng mẹ. Tuy có nhiều lợi ích nhưng nếu lượng nước ối quá dư thừa thì không nên. Dư ối ở dạng nhẹ có thể không gây nên vấn đề quá nghiêm trong nhưng nếu ở dạng nặng, tình trạng đa ối có thể làm vỡ màng ối do áp lực nước ối quá nhiều, dẫn đến việc thai nhi phải sinh non hoặc nguy cơ thai chết lưu và xuất huyết sau sinh đối với mẹ bầu.
Theo quan niệm dân gian, loại cây thường được dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị đa ối dạng nhẹ là cây râu ngô. Nói về tác dụng thực sự của râu ngô với tình trạng đa ối, ThS. BS. Ngô Thị Yên, Khoa Khám bệnh – BV Từ Dũ cho rằng: “Râu ngô về lý thuyết đông y có tác dụng lợi tiểu, nhưng chưa có nghiên cứu nào khảo sát kỹ về tác dụng đối với thai kỳ dư ối. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian cũng có tác dụng tốt trong nhiều trường hợp”. Cũng bàn về vấn đề này, TS. Trần Danh Cường đến từ Bệnh viện Phụ sản Trung Ương lại có quan điểm: “Râu ngô là vị thuốc đông y có tác dụng lợi niệu, có thể làm giảm thể tích nước ối, làm giảm triệu chứng căng tức bụng tuy nhiên hiệu quả điều trị thấp, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho thai nếu không xác định được nguyên nhân đa ối.”
Vậy, về đông y, rau ngô là một loại thảo mộc được công nhận trong việc điều trị đa ối nhưng hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều trên. Mẹ bầu có thể cân nhắc phương pháp này nếu đang có nguy cơ đa ối hoặc đa ối dạng nhẹ nhưng cần phải có sự tư vấn kĩ lưỡng của bác sĩ để biết nguyên nhân gây đa ối của bản thân xem phương pháp này có phù hợp không.
Xem thêm:
Cách làm tăng nước ối nhanh nhất dành cho mẹ bầu có chỉ số nước ối thấp hơn tiêu chuẩn
Hướng dẫn nấu nước râu ngô ngừa đa ối
Uống nước râu ngô khi bị dư ối là phương pháp dân gian phổ biến được nhiều bà bầu tin dùng. Râu ngô là loài cây có vị ngọt, tính bình, mang công dụng thanh nhiệt và lợi tiểu. Chính vì thế khi uống nước râu ngô kết hợp với bông mã đề thì thai phụ sẽ thường xuyên đi tiểu tiện. Đó chính là một cách để rút bớt nước ối và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể của mẹ.
Râu ngô có thể nấu riêng với nước để uống, nếu có thể kết hợp với bông mã đề thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Cách làm:
- Chuẩn bị 20gr râu ngô tươi hoặc 10gr râu ngô khô.
- Bỏ râu ngô vào sắc với nước hoặc hãm cùng với nước sôi.
- Mỗi ngày uống 2 đến 3 cốc trước bữa ăn khoảng 3-4 tiếng đồng hồ.
- Nên uống vào ban ngày, uống vào ban đêm sẽ khiến mẹ mất ngủ vì tiểu tiện quá nhiều.
Lưu ý khi chọn nguyên liệu cần chọn loại rõ nguồn gốc, xuất xứ, tránh mua loại có phun thuốc trừ sâu sẽ cực kì nguy hiểm cho mẹ bầu.
Xem thêm:
Phân biệt nước ối và khí hư khi mang thai bằng những dấu hiệu dễ không tưởng
Biện pháp để ngăn ngừa tình trạng đa ối
Dưới đây là một số lưu ý cho những mẹ bầu nghi ngờ hoặc đang vướng tình trạng dư ối:
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm, hoa quả chứa nhiều nước như cam, bưởi, dừa;….
- Thường xuyên bổ sung thêm canxi và sắt bởi đây là hai thành phần quan trọng nhất trong thai kỳ và cũng có tầm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé khi bị dư ối.
- Tránh ăn những thức ăn mặn gây tích nước, dư ối nặng hơn. Mặc khác đồ ăn mặn sẽ khiến cho mẹ bầu phải uống nhiều nước.
- Uống sữa ở mức vừa phải, không uống quá 2-3 cốc/ngày.
- Chế độ dinh dưỡngđảm bảo đủ protein và đạm.
- Ăn nhiều trái cây giàu chất xơ.
- Bổ sung rau xanh càng nhiều càng tốt.
Đa ối uống nước râu ngô là một phương pháp dân gian được nhiều bà bầu tin dùng mặc dù chưa có bằng chứng xác thực về mặt khoa học. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn kịp thời.
Nguồn thông tin:
Xem thêm:
- Ăn nhiều trứng là lợi hay hại?
- Góc giải đáp: Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng
- Mang thai tháng cuối nước tiểu màu vàng đậm là bị làm sao, có phải là hiện tượng bất thường không?