Đa ối có nguy hiểm không? Mẹ bầu nên làm gì để thai khỏe mạnh chào đời đủ tháng?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đa ối có nguy hiểm không đối với sức khoẻ và an toàn của con yêu trong bụng, đặc biệt là trong những tuần cuối của thai kỳ? Mẹ bầu có thể làm gì không nếu chẳng may gặp phải tình trạng này?

Đa ối là gì?

Có nước ối trong bụng sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép bé phát triển toàn diện. Và vì quan trọng nên lượng nước ối này ít hay nhiều đều có ảnh hưởng đến bé. Thiếu ối, dư ối hay đa ối đều là vấn đề khiến bác sĩ và bà mẹ lo lắng.

Do đó, một trong những chỉ số bác sĩ thường theo dõi trong thai kỳ là AFI - chỉ số nước ối. Trước khi giải đáp đa ối có nguy hiểm không, ta nên hiểu thế nào là tình trạng đa ối.

Ở phía trên, dư ối cũng là một vấn đề của nước. Và thật tế, đa ối và dư ối khác nhau hoàn toàn. Cả hai đều chỉ tình trạng dư lượng nước ối quá mức cần thiết. Nhưng dư ối chỉ tình trạng ở thể nhẹ hơn đa ối. Tức là dư ối rồi mới qua đa ối nếu không khắc phục được.

Chỉ số AFI bình thường nằm trong khoảng từ 5 đến 24 cm. Tình trạng đa ối sẽ được bác sĩ xác định khi:

  • AFI vượt trên 25cm 
  • Hay lượng nước ối vượt mức 2000ml

Nguyên nhân của hiện tượng đa ối

Tình trạng đa ối thường liên quan đến một số nguyên nhân được biết đến bao gồm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Dị tật bẩm sinh: khi mang thai em bé sẽ thường xuyên nuốt nước ối, sau đó thải ra chính nguồn nước ối đã nuốt của mình. Quá trình này giúp giữ mức chất lỏng trong phạm vi bình thường. Tuy nhiên, có một số khuyết tật bẩm sinh có thể cản trở em bé nuốt hoặc tiêu hóa nước ối, dẫn đến mức chất lỏng dư thừa.
  • Tiểu đường thai kỳ: nồng độ glucose cao trong máu của người mẹ có thể kích hoạt sự tích tụ nước ối dư thừa. Và tình trạng này xảy ra khi thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ.
  • TTTS: là viết tắt của Twin-to-Twin Transfusion Syndrome, tức là Hội chứng truyền máu song sinh, một biến chứng với cặp song sinh giống hệt nhau, trong đó một cặp sinh đôi đang nhận được lưu lượng máu nhiều hơn so với người kia. Hội chứng này liên quan đến tình trạng đa ối.
  • Thiếu máu thai nhi: đa ối có thể xảy ra nếu em bé không có đủ lượng hồng cầu.
  • Yếu tố Rh: Nếu mẹ và bé có nhóm máu Rh âm tính và Rh-dương không tương thích, em bé có thể phát triển một tình trạng gọi là yếu tố Rh. Đây là một loại thiếu máu đặc biệt của thai nhi cũng có thể dẫn đến thừa nước ối.

Đa ối có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp đa ối không gây ra bất kỳ biến chứng đáng chú ý hoặc tăng nguy cơ trong thai kỳ, nếu mẹ thăm khám điều đặn và nghe theo chỉ dẫn bác sĩ. Tuy nhiên, các trường hợp đa ối nghiêm trọng hơn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng khi mang thai và sinh nở. Đa ối có nguy hiểm đến mẹ và bé khi có các biến chứng sau:

  • Sinh non: lượng nước ối dư thừa có thể kích hoạt chuyển dạ sớm và tăng khả năng sinh non.
  • Bong nhau thai
  • Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác cho mẹ
  • Sa dây rốn
  • Em bé sẽ bị hạn chế trong sự tăng trưởng và phát triển, đồng thời gặp các vấn đề với phát triển khung xương
  • Khả năng bị chảy máu hay băng huyết sau sinh ở những bà mẹ bị đa ối thường cao hơn. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • Thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Hướng xử lý đa ối thường thấy ở các tuần cuối của thai kỳ

Điều trị ngoại trú

  • Thai nhỏ hơn 34 tuần: bác sĩ thường sẽ không can thiệp nhiều mà chỉ theo dõi kỹ càng hơn. Như nếu đa ối tuần 32 thì sẽ tái khám mỗi 2 tuần, đo chiều dài kênh cổ tử cung, dùng thuốc hỗ trợ phổi
  • Lớn hơn 34 tuần: thường thấy đa ối tuần 36, hay đa ối tuần 37 hay 39. Thai phụ sẽ được hẹn tái khám theo đúng hẹn hoặc sớm hơn nếu có các triệu chứng bất thường, siêu âm Doppler màu và thực hiện Non-stress test mỗi tuần.

Tiêu chuẩn nhập viện khi bị đa ối

  • Xuất hiện dấu hiệu quá tải( Khó thở, đau bụng, nhịp tim nhanh...)
  • Dấu hiệu dọa sinh non( đau bụng cơn, ra huyết,...)
  • Đa ối thai 39 tuần trở lên
  • CTG nhóm II trở lên hoặc siêu âm Doppler màu bất thường

Trong trường hợp đa ối có nguy hiểm khi bị suy thai và mang thai dưới 37 tuần, việc chọc ối điều trị có thể được thực hiện để can thiệp. Trong trường hợp mang thai hơn 37 tuần, cụ thể đa ối tuần 39, và có khởi phát chuyển dạ thì có thể được chỉ định mổ lấy thai. Tất cả quá trình sinh nở dù sinh non hay đủ tháng đều sẽ được ghi nhận lại. Sau đó, trẻ sơ sinh sẽ được theo dõi đến tầm một tháng sau khi sinh.

Chắc hẳn, mẹ bầu cũng nhận thức được việc quan tâm chăm sóc sức khoẻ bản thân là việc cần làm để thể hiện tình yêu với con. Mẹ có khoẻ, có vui thì con mới phát triển khoẻ mạnh. Và đi thăm khám thường xuyên có thể giúp mẹ phát hiện những bất thường từ sớm để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu