Sau chửa trứng bao lâu mới nên mang thai trở lại để tránh nguy hiểm?

Sau nạo hút thai trứng, chị em cần phải được theo dõi ngoại trú và khám định kỳ trong tối thiểu 2 năm theo chỉ định của bác sĩ. Khi chỉ số beta HCG sau hút thai trứng trở về bình thường, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thử nước tiểu 4 tuần/lần trong 6 tháng tiếp theo, kết hợp làm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu cần. Mục đích của việc này là để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng của chửa trứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có thai sau chửa trứng bao lâu mới tốt? Có thai sau chửa trứng liệu có nguy hiểm hay không? Bạn nên đợi 12- 24 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại. 

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Chửa trứng (mang thai trứng) là gì?
  • Nguyên nhân gây ra hiện tượng chửa trứng
  • Biện pháp điều trị chửa trứng
  • Theo dõi sau hút thai trứng
  • Khi nào nên có thai sau khi bị thai trứng?

Chửa trứng là gì?

Chửa trứng (thai trứng) là một biến chứng chỉ sự phát triển bất thường của gai nhau. Dù hiện tượng này rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/1000 ca mang thai nhưng ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe sinh sản của người mẹ.

Thông thường quá trình thụ tinh sẽ diễn ra khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Sau đó trứng sẽ di chuyển vào lòng tử cung và làm tổ trên niêm mạc tử cung. Lúc này bắt đầu hình thành thai nhi và các phần phụ khác như bánh nhau và túi ối.

Nhưng trong tường hợp này, nguyên bào phát triển quá nhanh so với bình thường. Điều này khiến gai nhau và mạch máu không phát triển theo kịp và bị thoái hóa. Dẫn đến hiện tượng phình to và phù nề thành các túi chứa dịch và dính chùm lấy nhau như chùm nho. Các liên kết này có đường kích từ 1mm đến vài chục milimet lấn át bào thai và chiếm đầy lòng tử cung. Tình trạng này được gọi là chửa trứng (thai trứng) ở bà bầu.

Khám phá thêm:

Hiện tượng chửa trứng là biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Theo các chuyển gia chửa trứng được phân chia thành 2 dạng khác nhau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thai trứng toàn phần: Không có sự xuất hiện của liên kết hình thành thai nhi. Trong đó gai nhau phình to, mạch máu lông rau tiêu biến và tế bào nuổi tăng mạnh.
  • Chửa trứng bán phần: Có sự hiện diện của thai nhi hoặc 1 phần của thai nhi. Nhưng gai nhau phần lớn sẽ biến thành túi nước, phần còn lại bình thường.

Chửa trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:

  • Chửa trứng lành tính: Lớp hợp bào không bị phá vỡ, lớp đơn bào không ăn vào phần cơ tử cung.
  • Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, ăn sâu vào lớp cơ của tử cung, có khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây chảy máu trong ổ bụng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chửa trứng

Hiện tại giới y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng chữa trứng. Tuy nhiên vẫn có thể xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng dưới đây. Mẹ bầu nên lưu ý và phòng tránh các nguy cơ này:

  • Rủi ro chửa trứng thường xảy ra nếu sản phụ mang thai muộn sau 40 tuổi, hoặc có thai trước 20 tuổi
  • Sản phụ đã trải qua nhiều kỳ sinh đẻ, có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường
  • Do chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đầy đủ: đạm, axit folic, vitamin A,.. làm tăng tỉ lệ thai trứng
  • Sự sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh dẫn đến bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.

Chửa trứng làm tăng nguy cơ ung thư nhau thai

Biện pháp điều trị chửa trứng

Sau khi mẹ phát hiện bệnh lý chữa trứng cần phải tiến hành điều trị ngay. Bác sĩ sẽ chỉ định 2 biện pháp điều trị là nạo hút và phẫu thuật cắt tử cung dự phòng:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nạo hút thai trứng

  • Dùng dụng cụ nong cổ tử cung kết hợp với máy hút để hút trứng ra ngoài
  • Sau đó sử dụng kìm hình tim, thìa to và thìa cùn nạo lại để tránh sót trứng
  • Tiếp đến sản phụ sẽ được uống kháng sinh để đề phòng nhiễm khuẩn

Mẹ đã biết chưa?

Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng

Trường hợp chữa trứng xâm lấn tử cung hoặc biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi sẽ được chỉ định cắt tử cung dự phòng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng đối với phụ nữ trên 35 tuổi, đã có con hay có bệnh lý tại tử cung phối hợp.

Theo dõi sau hút thai trứng

Khoảng 80% các ca chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi nhanh sau khi nạo hút thai, sản phụ sẽ hết ra máu, tử cung co hồi nhanh sau 5 – 6 ngày, nang hoàng tuyến nhỏ dần và biến mất, nồng độ beta HCG giảm nhanh trong vài ngày, có thể giảm xuống còn 350 – 500mUI/ml trong vài tuần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau nạo hút thai trứng, chị em cần phải được theo dõi ngoại trú và khám định kỳ trong tối thiểu 2 năm theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:

Người bệnh phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu 2 tuần/lần cho tới khi chỉ số beta HCG trở về bình thường (âm tính – thể hiện không có thai).

Khi chỉ số beta HCG sau hút thai trứng trở về bình thường, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục thử nước tiểu 4 tuần/lần trong 6 tháng tiếp theo, kết hợp làm các xét nghiệm khác và siêu âm nếu cần. Mục đích của việc này là để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng của chửa trứng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo vinmec.com

Sau chửa trứng bao lâu mới được mang thai trở lại?

Mặc dù chửa trứng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, bạn nên đợi 12- 24 tháng trước khi cố gắng thụ thai lại. Vì khoảng thời gian này cần thiết cho việc theo dõi nồng độ hCG và các biến chứng. Nếu tình trạng ổn định và thử hCG âm tính nhiều lần thì có thể mang thai trở lại.

Trường hợp nếu mẹ đã điều trị chữa trứng nhưng diễn tiến thành u nguyên bào nuôi. Trường hợp này phải theo dõi sau u nguyên bào nuôi là 2 năm. Việc có thai lại quá sớm trước thời gian này sẽ làm tăng nguy cơ tái phát thai trứng hoặc biến chứng thành ung thư nguyên bào nuôi, thai lưu, sảy thai.

Mẹ bầu nên nghe tư vấn từ bác sĩ trước khi quyết định mang thai trở lại

Mẹ bầu cũng cần lưu ý đi khám thường xuyên nếu có thai lại sau chửa trứng. Việc này giúp mẹ theo dõi tình hình thai kỳ trong 3 tháng đầu và tránh những bất thường.

Kết luận

Xây dựng lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ đẩy lùi những biến chứng trong thai kỳ. Do đó nếu phát hiện những biểu hiện bất thường trong cơ thể, mẹ hãy giữ bình tĩnh và chăm sóc sức khoẻ thật tốt. Bên cạnh đó hãy đến cơ sở y tế thăm khám thường xuyên khi mang thai để đảm bảo an toàn nhé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

haunguyen