Giữa hàng loại ý kiến tranh luận, các mẹ mới sinh hẳn vô cùng hoang mang liệu có nên cho trẻ bú nằm hay không. Có người bảo là tốt, có người lại cho rằng nguy cơ ảnh hướng sức khoẻ mẹ và bé. Thật sự là thế nào?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Cho trẻ bú nằm có nhiều lợi ích
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Một số trẻ thường được mẹ cho bú nằm, tuy nhiên, đây là một lựa chọn có thể đem lại một số lợi ích những cũng ẩn chứa không ít tác hại. Bú nằm mang đến cho mẹ và bé cảm giác thư giãn, thoải mái, trẻ luôn được nằm trong vòng tay của mẹ, cảm nhận được sự an toàn và tình yêu thương của mẹ. Khi cho trẻ bú nằm, trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn, mẹ cũng có thể tận dụng thời gian nghỉ ngơi.
Có nhiều ý kiến ủng hộ việc mẹ và con cùng nằm khi cho bú. Theo đó có nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Làm mẹ thoải mái hơn:
Tư thế nằm cả mẹ và con được nhiều mẹ thích áp dụng vì tạo sự thoải mái cho mẹ sau sinh, đặc biệt sau sinh mổ. Thay vì phải ngồi dậy, làm ảnh hưởng vết thương, hay đau lưng, đau vùng xương chậu, nằm làm mẹ bỉm nghe nhẹ nhõm hơn. Bên cạnh đó, việc để cho con bú nằm thường dễ dàng đưa núm vú vào đúng miệng bé hơn, đặc biệt là những bà mẹ mới sinh lần đầu còn lóng ngóng.
Hơn nữa, tư thế này cực kỳ có ích vào đêm, khi mẹ quá mệt mỏi và chỉ muốn nằm ngủ. Cho bé bú nằm, mẹ có thể được ngả lưng nghỉ ngơi, không phải bật dậy, ôm ấp con gà gật. Thậm chí mẹ có thể ngủ thiếp một lát trong khi con bú nếu nằm đúng tư thế an toàn, đồng thời cũng dễ dàng ôm em, xoa dịu khi em bất chợt giật mình khóc trong giấc ngủ.
Bé bú dễ dàng hơn:
Các chuyên gia cho rằng tư thế cho bú nằm là gần nhất với bản năng con người, cũng như các động vật có vú khác. Bé sẽ theo bản năng nguyên sơ, vùi đầu tìm vú mẹ. Mẹ cùng có thể vòng tay ôm con, tạo cảm giác an toàn cho bé. Và khi nằm, bé cùng dễ dàng điều chỉnh cử động để bú ít hay nhiều và linh hoạt thả núm vú ra khi sữa tràn, tránh sặc.
Nhưng cho trẻ bú nằm cũng có hại
Tuy nhiên, ở một góc độ khác. Có nhiều ý kiến cho rằng không nên khi được hỏi có nên cho trẻ bú nằm không, bởi có thể xảy ra một số tác hại.
Trẻ dễ sặc do ngủ quên
Bú nằm thường khiến bé dễ rơi vào giấc ngủ khi đang bú dẫn đến tình trạng sặc sữa khi vừa ngủ vừa bú. Hoặc nếu mẹ ngủ quên và ngủ sâu, có thể để bầu vú đè lên em, gây ngạt thở.
Nôn trớ, ảnh hưởng hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hóa của bé còn đang trong quá trình hoàn thiện, kích thước dạ dày nhỏ nên rất dễ bị nôn trớ. Ý kiến cho rằng nằm bú còn gây khó khăn cho việc thở và nuốt, sữa có thể bị trào lên thực quản dẫn đến tình trạng sặc sữa, và có thể gây viêm tai giữa nếu sữa lọt vào tai.
Ảnh hưởng hình dạng đầu
Xương đầu trẻ sơ sinh còn mềm và trong quá trình hình thành hình dáng. Cho bé bú nằm nghiêng một bên có nguy cơ làm lõm, mất cân bằng khung xương và sọ não.
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, việc cho trẻ bú nằm cũng có thể đem đến một số hậu quả như trẻ sẽ dễ bị nôn trớ, sặc sữa khi vừa bú vừa ngủ hoặc bị ngạt thở do ti mẹ đè lên mũi. Không những vậy, việc nằm lâu khi bú cũng sẽ dễ dẫn đến hiện tượng méo đầu do xương khớp trẻ còn rất mềm, chưa ổn định.
Vậy có nên cho trẻ bú nằm không?
Câu trả lời là nên. Tuy nhiên, mẹ bỉm phải làm đúng cách và đảm bảo độ an toàn. Khi đó sẽ dễ thở và thoải mái vô cùng cho mẹ và con.
Về tư thế và vị trí
Bác sĩ Nam cho biết, trong một số trường hợp bắt buộc, mẹ phải cho trẻ bú nằm thì cần lưu ý đến cách chọn vị trí cho cả mẹ và bé để đem lại sự thoải mái và an toàn. Mẹ nên đặt trẻ nằm sao cho mũi của trẻ ngang bằng với núm vú của mẹ và cánh tay của mẹ ở trên đầu của trẻ. Mẹ cũng nên đặt sau lưng trẻ một chiếc gối mềm để trẻ tựa lưng vào. Khi thấy trẻ đã ngủ quên, mẹ hãy nhanh chóng rút ti ra khỏi miệng và điều chỉnh lại tư thế ngủ thoải mái cho trẻ.
Lưu ý khi cho bú
Những lần đầu, mẹ nên dùng tay tự do nâng nhẹ bầu ngực để thoải mái hơn cho bé. Tránh được tình trạng ngực đè lên mũi gây khó thở. Từ từ hướng dẫn con tìm đến núm vú, có thể đẩy nhẹ vai bé về phía mẹ để bé gần bầu sữa hơn. Tuy nhiên cũng phải để đầu bé được tự do, bé sẽ dễ phản ứng rút ra khi sữa tràn quá nhiều hơn.
Để khắc phục bất lời khi cho con nằm bú ảnh hưởng đến xương đầu bé. Mẹ hãy đổi tư thế và đổi bên sau khi bầu sữa một bên đã cạn sữa. Trở đều hai bên giúp xương đầu tròn trịa hơn và sữa mẹ cũng được bé bú đều, hạn chế được đau nhức do ứ sữa.
Như vậy, mẹ bỉm không cần lo lắng có nên cho trẻ bú nằm không nữa rồi nhé. Lần đầu tiên làm mẹ luôn có nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhưng chắc chắn mọi thứ dần sẽ ổn, các mẹ cứ yên tâm và tận hưởng sự gần gũi mẹ con thiêng liêng.
Xem thêm:
- Ngực nhỏ có thể cho con bú không?
- Mẹ có biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ yêu cầu?
- Làm thế nào để biết mẹ không nên cho con bú sữa mẹ?