Dâu tây là loại trái cây yêu thích của nhiều người vì màu sắc đẹp, hương vị ngọt ngào và hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời. Thế nhưng có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu? Trước khi đưa dâu hay những loại quả mọng vào chế độ ăn của bé, có một vài điều mẹ cần lưu ý!
Khi nào có thể cho bé ăn thực phẩm rắn?
Học viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ khẳng định từ 4 đến 6 tháng tuổi, nhiều em bé bắt đầu phát triển các kỹ năng cần thiết để ăn thức ăn đặc. Những kỹ năng này bao gồm kiểm soát đầu và cổ tốt. Bé có khả năng ngồi trên ghế cao khi được hỗ trợ.
Nếu bé đã tỏ ra muốn ăn thức ăn đặc và có những kỹ năng này, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Khi bé đã thành thạo thức ăn dặm, bé có thể sẵn sàng ăn các loại thực phẩm như trái cây và rau quả xay nhuyễn.
Bạn có thể thử các loại thực phẩm một thành phần như cà rốt nghiền, bí, khoai lang, các loại trái cây như lê, táo, chuối, và rau xanh.
Chỉ nên cho bé ăn một loại thực phẩm mới, sau đó đợi ba đến năm ngày rồi mới cho ăn thêm thực phẩm mới khác. Như thế mẹ có thể theo dõi phản ứng của bé với một loại thực phẩm.
Theo AAAAI, ngay cả những thực phẩm gây dị ứng cao cũng có thể được đưa vào chế độ ăn của bé sau khi bé bắt đầu ăn dặm. Thực phẩm gây dị ứng cao bao gồm:
Trước đây, khuyến cáo là nên tránh những thực phẩm này để giảm nguy cơ dị ứng. Nhưng theo AAAAI , trì hoãn cho bé ăn thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng của em bé.
Có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu?
Các loại quả mọng, bao gồm cả dâu tây, không được coi là một loại thực phẩm gây dị ứng cao. Nhưng bạn có thể nhận thấy rằng chúng có thể gây phát ban quanh miệng của bé.
Thực phẩm có tính axit như quả mọng, trái cây họ cam, rau và cà chua có thể gây kích ứng quanh miệng. Nhưng phản ứng này không nên được coi là dị ứng. Đó chỉ là phản ứng với các axit trong những thực phẩm này.
Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị bệnh chàm hoặc bị dị ứng thực phẩm khác, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé ăn quả mọng như dâu tây.
Dấu hiệu dị ứng thực phẩm
Khi bé bị dị ứng thực phẩm, cơ thể bé sẽ phản ứng với protein trong thực phẩm bé đã ăn. Phản ứng có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng. Nếu con bạn có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:
- Nổi mề đay hoặc ngứa da
- Sưng
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Nôn
- Bệnh tiêu chảy
- Da nhợt nhạt
- Mất ý thức
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiều bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng cùng một lúc. Điều này được gọi là sốc phản vệ và có thể đe dọa tính mạng. Nếu con bạn khó thở sau khi ăn một loại thức ăn mới, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn dâu tây
Dâu tây được trồng theo cách thông thường là một trong những loại thực phẩm chứa nồng độ thuốc trừ sâu cao nhất. Vì thế, nếu cho bé ăn, mẹ cần mua loại hữu cơ để tránh gây hại cho bé.
Bé cũng có thể bị nghẹn khi ăn dâu tây. Dâu tây nguyên quả hoặc dâu tây đã cắt thành miếng lớn có thể khiến bé sơ sinh, thậm chí bé mới biết đi bị nghẹn.
Vì thế thay vì cắt miếng, mẹ nên làm dâu tây xay nhuyễn. Mẹ có thể rửa 8 đến 10 quả dâu tây, bỏ cuống. Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay đến khi nhuyễn mịn.
Nếu mẹ thấy bé đi ngoài có cả hạt dâu tây, cũng đừng quá lo lắng. Một số em bé không tiêu hóa được hạt quả mọng. Nhưng điều đó không gây nguy hiểm cho bé.
Vậy có nên cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu? Có. Dâu vẫn là loại quả nhiều dinh dưỡng và rất ngon. Nhưng mẹ cần chọn loại dâu hữu cơ, không chứa thuốc trừ sâu. Và nên cho bé thử từ từ từng loại quả mọng để biết bé có bị dị ứng hay không!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!