Không phải lúc nào bạn cũng có thể bảo vệ được thiên thần nhỏ của mình khỏi bị thương, song có khá nhiều hướng dẫn sơ cứu vết thương cho bé mà bạn có thể làm để giảm bớt hậu quả không đáng có.
Hướng dẫn sơ cứu vết thương cho bé
Nhiều bà mẹ sẽ đồng ý rằng một trong những quan tâm lớn nhất của họ là sự an toàn của con trẻ. Việc giữ con an toàn bắt đầu bằng cách ngăn trẻ sơ sinh khỏi ngậm những thứ nguy hiểm vào miệng.
Sau đó là đến việc che ổ cắm điện, các góc bén nhọn, và làm cho ngăn kéo khó mở hơn cho trẻ mới biết đi. Nhưng trẻ em thông minh; chúng luôn tìm được cách để “nghịch” được những thứ chúng bị cấm không được chạm vào.
Chính tinh thần không mệt mỏi của trẻ trong việc thử nghiệm các giới hạn của chính mình góp phần vào sự phát triển của bé. Bé sẽ học đi, và trong quá trình này, bé vấp ngã nhiều lần cho đến khi bé đi vững.
Và một khi bé có thể tự đi, việc chúng bắt đầu chạy loạn lên khắp nhà chỉ là vấn đề thời gian. Nhìn con hiếu động là một niềm vui của các bậc cha mẹ, nhưng cũng tạo nên nỗi sợ khủng khiếp cho chúng ta.
Dù lo lắng cho sự an toàn của con, nhưng bạn hãy nhớ: hãy để con cái chúng ta được làm trẻ con!
Nhiều người trong chúng ta đã lớn lên trong căn nhà không có bảo hộ cho trẻ em. Chúng ta đã mắc sai lầm, và còn bị thương trong quá trình này. Nhớ lúc cha mẹ bạn dạy bạn đi xe đạp? Bạn đã phải vấp ngã rất nhiều lần!
Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, bạn đã biết tự cân bằng xe đạp và nếm mùi “phấn khích” khi cuối cùng cũng biết đi xe – và vị ngọt của việc chiến thắng “thử thách” này chỉ đến sau những vết thương đau đớn và những lần vấp ngã.
Cũng theo cách đó, chúng ta đã học cách bay diều, chơi thể thao, cầm kéo. Tuy nhiên, ngày nay, khi chúng ta quan tâm đến con cái của mình, chúng ta cố gắng hết sức để không để các bé bị tổn thương bằng bất cứ cách nào.
Chúng ta làm theo các hướng dẫn an toàn đến từng chữ một và không bao giờ cho phép con đi xe đạp mà không đeo một đống các món đồ bảo hộ.
Bí quyết để mẹ bớt lo lắng về sự an toàn của con là phải chuẩn bị thật kĩ.
Việc bảo vệ con quá mức không phải là không có lý do – các vụ tai nạn có thể xảy ra với trẻ ngay trong các hoạt động tưởng là siêu an toàn và có thể khiến bé bị nhiễm trùng trầm trọng. Vậy làm thế nào để bạn thu hẹp khoảng cách giữa việc để con bạn tự do học và chơi mà và bảo vệ con khỏi nguy hiểm?
Hãy học cách chăm những vết thương thật đúg cách. Với quá trình điều trị thích hợp, các vết thương sẽ bị lãng quên ngay cả trước khi chúng lành hoàn toàn!
Bước 1: Mang theo bộ đồ cứu thương
Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể mua một hộp đồ cứu thương từ bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên, có những thứ mà bạn có thể muốn cho thêm vào hộp. Luôn luôn mang theo bộ dụng cụ của bạn bất cứ khi nào bạn ra ngoài chơi với con của bạn.
Hãy chuẩn bị:
- Một chai nước sạch để rửa vết thương
- Kem khử trùng có tính kháng khuẩn để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết cắt nhỏ, vết thương, và vết trầy xước.
- Cuộn gạc vô trùng (khoảng 2.5-3 cm chiều rộng là đủ cho trẻ em)
- Băng dính cá nhân
- Miếng bông nhỏ (bạn có thể làm bằng cách đặt bông phẫu thuật khoảng 2.5 cm x 2.5 cm giữa hai miếng gạc lớn hơn)
Bạn có thể tham khảo thêm danh sách những thứ cần có trong hộp cứu thương trên Internet.
Bước 2: Nhận dạng vết thương
Có 5 loại vết thương thường gặp ở bé:
- Trầy da – loại vết thương phổ biến nhất nơi mà da bị chà xát mạnh vào những vật cứng/ sần sùi
- Tróc da – khi vết thương tạo ra một miếng vạt da
- Vết rạch sâu – khi vết thương bị cắt theo đường thẳng, có thể là do dụng cụ sắc bén
- Rách da – khi vết thương là do da bé bị rách nham nhở
- Vết đâm/ thủng – khi bé bị một vật nhọn đâm, chích vào người.!
Bước 3: Chăm sóc vết thương
Làm sạch: Rửa vết thương bằng nước cho đến khi sạch các vật thể lạ có thể nhìn thấy, như bụi bẩn, cát, v… Nếu bé bị rách da, hãy cố gắng làm sạch thật kĩ.
Ngưng vết thương chảy máu: Một khi bạn làm sạch vết thương, vết thương có thể chảy máu. Ngăn chặn chảy máu bằng cách nâng tay/chân bị thương lên trên mức tim và áp dụng một lực vừa phải lên vết thương.
Hãy nhớ rằng, ga rô buộc vết thương có thể là một giải pháp hiệu quả, nhưng cũng có những rủi ro riêng. Nếu áp lực được áp dụng trong một thời gian quá dài, dây thần kinh của chi có thể bị làm hỏng.
Áp dụng một loại kem khử trùng như Crystaderm lên vết thương – Crystaderm chứa hydrogen peroxide 1% trong dạng kem ổn định lipid. Bôi lại theo chỉ định.
Nếu cần, khi sơ cứu vết thương hãy phủ một miếng bông vô trùng lên vết thương và cố định bông bằng miếng băng gạc vô trùng. Không dán bông trực tiếp lên vết thương. Các sợi bông sẽ dính vào vết thương và việc thay băng sẽ trở nên khó khăn.
Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay nếu bạn cảm thấy vết thương trở nên nghiêm trọng. Ngay cả đối với các vết thương có vẻ không quá nguy hiểm, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa nếu đứa trẻ bị sốt hoặc nếu vết thương bắt đầu trở nên nặng hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!