Trẻ sơ sinh thường rất hay bị khò khè do bị nghẹt mũi, sổ mũi hoặc có đờm trong họng. Để giải quyết tình trạng này, mời mẹ tham khảo cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà ngay sau đây nhé!
Vì sao trẻ sơ sinh bị thở khò khè?
Trước khi tìm cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, chúng ta cần biết nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị thở khò khè trước nhé. Trẻ sơ sinh bị thở khò khè là hiện tượng trẻ phát ra tiếng động bất thường từ mũi hoặc miệng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khò khè như:
Trẻ bị cảm, nghẹt mũi, đờm trong họng
Bệnh cảm thông thường có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi. Các chất dịch nhầy nằm trong mũi sẽ cản trở đường thở khiến bé bị thở khò khè. Nếu bé bị ho và có đờm trong họng cũng sẽ gây nên tình trạng tương tự.
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn là một căn bệnh di truyền do đường thở bị viêm mãn tính khiến hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều thứ bên ngoài môi trường như khói bụi, khói thuốc, phấn hoa, lông động vật,… Hen suyễn khiến trẻ thường bị nghẹt mũi và có những cơn thở khò khè.
Viêm tiểu phế quản
Các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính có thể làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở hoặc thở khò khè.
Viêm phổi
Bệnh viêm phổi khiến các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ, từ đó gây ra tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú hoặc khi ngủ.
Dị ứng với một chất nào đó trong không khí
Khi cơ thể trẻ dị ứng bởi một chất nào đó trong không khí, cơ thể sẽ xảy ra các phản ứng làm co đường thở, khiến đường dẫn khí nhỏ lại và khi trẻ thở sẽ tạo ra tiếng khò khè hoặc tiếng rít.
Trẻ bị trào ngược thực quản
Khi bé bị trào ngược thực quản, một lượng axit và các dịch dạ dày có thể tràn qua khí quản vào phổi, gây tắc nghẽn, kích ứng và sưng viêm đường hô hấp dưới. Điều này làm thu hẹp đường dẫn khí khiến trẻ thở khò khè.
Trẻ có dị vật ở đường thở
Khi trẻ bị hóc các dị vật nhỏ mà không gây tắc nghẽn đường thở thì có thể gây ra chứng thở khò khè. Vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh bị thở khò khè, mẹ nên kiểm tra xem trong đường thở của bé có dị vật gì hay không.
Bé bị bệnh tim bẩm sinh
Những triệu chứng của một trẻ bị bệnh tim bẩm sinh bao gồm cả việc trẻ bị khó thở, thở khò khè, da tím tái, nhợt nhạt.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thở khò khè
Trẻ bị thở khò khè có thể là báo hiệu của việc con đang gặp một trong các loại bệnh lý trên. Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu dấu hiệu nhận biết trẻ thở khò khè để tìm cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh một cách triệt để nhé.
Tiếng khò khè được miêu tả như tiếng rít hay âm thanh khò khè khi không khí bị cản trở trong đường hô hấp. Tiếng này có thể nghe rõ khi bé thở mạnh, gắng sức, nhưng cũng có thể rất nhỏ, ba mẹ phải áp sát tai gần miệng trẻ mới có thể nghe được.
Thường trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú hoặc khi ngủ thì mẹ có thể nghe kỹ và rõ ràng nhất. Một số trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ thì mới nghe thấy.
Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà
Dùng Nước Muối Sinh Lý 0,9%
Nếu trẻ khò khè do bị nghẹt mũi hoặc kích ứng với các chất trong không khí, mẹ có thể làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%. Cách làm:
- Mẹ đặt trẻ nằm ngửa
- Nhỏ nước muối cho trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi bên 2 – 3 giọt
- Đợi khoảng 3-5 giây để nước muối thấm sâu bên trong
- Đỡ bé ngồi dậy để nước muối cùng các bụi bẩn, dịch nhầy chảy ra bên ngoài
- Lau sạch sẽ cho con bằng khăn mềm
Nếu trẻ nghẹt mũi nhiều kèm theo có đờm trong cổ họng thì chỉ nhỏ mũi thôi sẽ không đủ. Mẹ cần hút mũi hoặc rửa mũi luôn cho con với dung dịch muối nhiều lần sẽ tác dụng nhanh hơn.
Dùng tinh dầu
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc sử dụng tinh dầu nguyên chất từ thiên nhiên cũng là một trong những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh rất tốt. Một số loại tinh dầu tốt cho đường thở của con gồm có bạc hà, tràm, sả chanh, oải hương, khuynh diệp, gừng, quế, đinh hương, tỏi,… Một số cách dùng tinh dầu để chữa khò khè, giúp bé thở tốt hơn:
- Dùng máy khuếch tán tinh dầu
- Nhỏ vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối, quần áo của trẻ
- Pha vài giọt tinh dầu vào bồn nước tắm của con
- Xông hơi cho trẻ bằng một chậu nước nóng có pha vài giọt tinh dầu, mẹ ẵm con hít thở trong 5-10 phút để hơi nước nóng làm loãng và làm chảy chất nhầy trong mũi ra
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Bụi bẩn, nấm mốc trong môi trường có thể khiến trẻ bị kích ứng dẫn đến hiện tượng thở khò khè. Để giải quyết tình trạng này, mẹ hãy vệ sinh chăn, ga, gối, đệ, thảm, rèm, ghế sofa,… thường xuyên. Đừng quên vệ sinh cả cánh quạt, máy lạnh, những nơi tích tụ nhiều bụi,…
Thoa dầu cho bé
Một trong những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tốt nhất là thoa dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm cho bé. Hai loại dầu này có chứa chất kháng khuẩn làm phá vỡ chất nhầy và thông mũi cho bé. Để tránh làm bé bị nóng bạn hãy chú ý thoa một ít vào phần ngực hoặc lưng của bé thôi chứ đừng thoa quá nhiều nhé.
Vừa rồi là những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy thử áp dụng với bé xem có hiệu quả không nhé. Nếu đã thực hiện những cách trên mà bé vẫn không khỏi, hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời cho con nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!