Cách kết hợp táo, tỏi và hành tím để thành bài thuốc trị ho cực kỳ hữu hiệu cho trẻ ngay tại nhà!

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn của trẻ như: kiwi, bưởi, đu đủ, ớt chuông và khoai lang là một trong những cách chữa ho cho bé tại nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chữa ho tại nhà với bài thuốc kết hợp giữa táo, tỏi và hành từ mẹ Singapore có tác dụng trừ ho, giảm đờm hiệu quả mà không cần dùng kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những cách trị ho khác như: cho bé dùng nước ấm, hạn chế thực phẩm chứa đường và sữa,... để làm loãng dịch nhầy và giảm tắc nghẽn đờm trong cổ họng.

Cha mẹ nào cũng cảm thấy đau lòng khi con mình ho, đặc biệt là những cơn ho dai dẳng không dứt. Mặc dù có nhiều loại thuốc ho được cam kết là an toàn và hiệu quả, nhưng các bác sĩ đều khuyên phụ huynh không nên dùng cho bé. Việc sử dụng thuốc cảm và thuốc ho không kê đơn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đối với trẻ em.

Ngày nay, nhiều bà mẹ có xu hướng lựa chọn các phương pháp điều trị tại nhà đơn giản mà an toàn. Nếu muốn biết những cách đó là gì thì cùng theAsianparent Việt Nam khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn nên đọc bài viết này để biết:

  • Cách trị ho tại nhà hiệu quả từ mẹ bỉm sữa Singapore
  • Những cách chữa ho khác tại nhà cho bé
  • Khi nào cần đưa bé đến khám bác sĩ?

Cách chữa ho tại nhà hiệu quả từ mẹ bỉm sữa Singapore

Mẹ Dorcas chia sẻ: "Tôi tin rằng rất nhiều chị em đang vật lộn với bệnh cảm và ho của con. Bé nhà tôi đã bị cúm và ho có đờm nhiều tuần liền. Tôi cho con ăn Zyrtec và sử dụng Illadin Sterimar hàng ngày để chữa trị. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không có dấu hiệu giảm trong 1 tuần dùng thuốc. Là mẹ, tôi thật sự lo lắng con sẽ bị viêm phế quản nếu những cơn ho này kéo dài quá lâu. Thậm chí, tôi đã sử dụng tinh dầu cho con nhưng vẫn không thành công."

Bạn có thể chưa biết:

Trị ho tan đờm cho bé dứt điểm không dùng kháng sinh

Mách mẹ cách chưng lê trị ho cho bé an toàn và hiệu quả

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cô kể tiếp: "Một ngày nọ, tôi kể với đồng nghiệp của mình rằng con gái tôi bị ho có đờm nhưng không khỏi dù đã thử nhiều cách. Lúc đó, anh ấy đã chia sẻ với tôi một phương pháp chữa ho tại nhà hiệu quả bằng việc hấp táo, hành, tỏi."

"Tôi quyết định thử dùng cách giảm ho tại nhà này. Ngày đầu tiên, sau khi cho bé nhà uống nước táo, hành, tỏi hấp, con đã phục hồi khoảng 80%. Hai ngày sau, bé đã khỏi bệnh hoàn toàn bằng phương pháp trên."

Bé không hết ho dù đã thử nhiều cách chữa trị

Để giúp các mẹ chữa ho tại nhà cho bé hiệu quả, Dorcas đã chia sẻ công thức "thần kỳ" dưới đây:

Bước 1: Lấy 1 quả táo (cô ấy dùng táo đỏ), 1 củ hành tím lớn, 4-5 tép tỏi nhỏ, rửa sạch và để ráo

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bước 2: Hấp các loại trái cây và củ trên cùng nhau trong 20 phút

Bước 3: Sau khi hấp, lấy nước từ táo, hành tím, tỏi đã tiết ra và cho bé dùng

Lưu ý:

  • Bạn chỉ lấy nước được hấp từ các loại trái cây và củ để uống, không nghiền hoặc xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Cho bé dùng nước từ táo, hành, tỏi mỗi ngày một lần.

Cô ấy nói thêm: "Cách trị ho có đờm tại nhà này cho con dùng hỗn hợp có vị khá ngọt, nên con không quấy khóc khi được cho ăn. Sau khi tôi chia sẻ cách trị ho này, rất nhiều mẹ đã làm thử. Một số mẹ nói rằng phương thuốc này có hiệu quả. Số còn lại chia sẻ con không có dấu hiệu cải thiện nên đã ngưng dùng phương pháp trên. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn có kế hoạch dùng thử vì tin vào khả năng thành công của nước được hấp từ táo, hành và tỏi."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mỗi bé có tình trạng sức khỏe khác nhau. Nếu lo lắng hoặc thấy con có dấu hiệu lạ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị thích hợp.

3 nguyên liệu chính giúp con giảm ho

Bạn có thể chưa biết:

Giải cứu bé yêu khỏi cơn ho với thực đơn chuẩn bác sĩ kiến nghị

Hướng dẫn mẹ cách trị ho khan cho bé 4 tháng tuổi ngay tại nhà mà không cần dùng đến thuốc

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các cách chữa ho khác tại nhà cho bé

  • Uống nhiều nước ấm: Nước ấm có công dụng làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn đờm trong cổ họng
  • Sử dụng mật ong: Mật ong chính là một trong những nguyên liệu lý tưởng để trị ho. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mật ong có tác dụng làm giảm đau họng và trị tắc nghẽn đờm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn của trẻ như: kiwi, bưởi, đu đủ, ớt chuông và khoai lang. Nếu con kén ăn hoặc khó tiêu hóa, cha mẹ có thể ép thành nước hoặc làm sinh tố cho bé dùng.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa đường và sữa trong bữa ăn của con. Những thực phẩm này làm tăng chất nhầy, khiến đờm bị tắc trong cổ họng bé nhiều hơn.

Dùng nước ấm giúp con giảm ho hiệu quả

Khi nào cần đưa bé đến khám bác sĩ?

Lưu ý những phương pháp trị ho tại nhà nói trên chỉ áp dụng với tình trạng trẻ bị ho nhẹ và mới bị trong thời gian ngắn. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây, mẹ hãy đưa bé đi đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đối với bé bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:

  • Trẻ sơ sinh sốt nhẹ hoặc sốt cao, có thể có kèm co giật.
  • Con thở bất thường.
  • Ban đầu xuất hiện với triệu chứng khụt khịt mũi, về sau bé bị ho và ho càng lúc càng nhiều
  • Bé bị chảy nhiều nước mũi, quấy khóc và bỏ bú.

Đối với bé bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:

  • Trẻ sơ sinh bỏ bú hoàn toàn hoặc giảm bú
  • Con bị sốt cao liên tục hoặc bị hạ thân nhiệt đột ngột.
  • Bé có dấu hiệu thở khò khè, khó thở, thở có tiếng rít.
  • Con ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Xuất hiện tình trạng nôn trớ, mệt mỏi.
  • Ho kéo dài, ho nhiều về đêm, sáng sớm ho nhiều hơn.
  • Có kèm sổ mũi, hắt hơi.
  • Thở rút lõm lồng ngực.
  • Cơ thể con tím tái.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích để chăm sóc con khi bị bệnh. Bên cạnh các phương pháp trị ho tại nhà, cha mẹ cần giữ ấm và hạn chế cho bé dùng nước đá. Có như vậy, con mới khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo theAsianparent Singapore, Trẻ sơ sinh bị ho: Khi nào cần đưa đi khám? - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Karen Le