Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa - Dấu hiệu cho thấy sức khoẻ và dinh dưỡng của mẹ bầu có vấn đề!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa là triệu chứng thường thấy ở các bà bầu. Tuy nhiên, kết hợp với một số yếu tố khác, chóng mặt trong giai đoạn này có thể báo hiệu nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ mẹ bầu. Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa cần biết nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này để kiểm soát sức khoẻ cơ thể tốt hơn.

Biểu hiện của chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai này, triệu chứng chóng mặt có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Mẹ bầu có thể đang ngồi làm việc rồi tự dưng thấy cảnh vật chao đảo, người muốn ngã ra. Hoặc khi mẹ đứng dậy đột ngột, cảm thấy trời đất tối sầm hoặc quay cuồng, đó cũng là biểu hiện chóng mặt. Trạng thái này có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái lâng lâng, cảm giác như say tàu xe. Thậm chí, một số chị em còn bị ngất xỉu.

Tại sao bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa?

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị chóng mặt 3 tháng giữa thường khác với nguyên nhân bà bầu chóng mặt 3 tháng đầu. Ở thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu xây xẩm mặt mũi do thay đổi hormone, hạ huyết áp, nôn nghén, hoặc mang thai ngoài tử cung… Trong khi đó, tại thời điểm tam cá nguyệt thứ hai này, khi triệu chứng nghén giảm đi và sức khoẻ mẹ có phần ổn định hơn, triệu chứng chóng mặt xảy đến lại liên quan đến việc bào thai phát triển nhiều hơn.

Mạch máu bị chèn ép khi thai to lên

Mẹ bầu có thể bị chóng mặt khi bào thai trở nên to lên, gây áp lực đè lên các mạch máu. Tình trạng này bắt đầu xảy ra từ 3 tháng giữa thai kỳ và trở nên thường xuyên hơn khi em bé mỗi ngày một lớn thêm.

Lúc này, ngay cả việc nằm ngửa của mẹ bầu cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt. Do tĩnh mạch chủ dưới đưa máu trở về tim bị chèn ép, cung lượng tim sẽ giảm, máu đến não bị hạn chế. Bạn có thể thấy chóng mặt hay thậm chí là xây xẩm, hoa mắt nếu cố gắng ngồi dậy, đi lại.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đái tháo đường thai kỳ

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, các tế bào sống trong môi trường ưu trương, cơ thể mẹ bị mất nước nghiêm trọng dẫn tới việc mẹ bầu thấy chóng mặt. Mẹ bầu cần tiến hành thử máu trong lần khám thai giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ để xác định mình có bị tiểu đường thai kỳ không. Nếu bị thì bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, kết hợp kiêng cữ và luyện tập. Các biện pháp chữa trị sẽ giúp mẹ bầu giảm triệu chứng chóng mặt hơn.

Hạ đường huyết trong máu gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

Trái ngược với tiểu đường thai kỳ làm lượng đường trong máu tăng cao, hạ đường huyết do lượng đường trong máu của mẹ bầu thấp cũng gây ra chóng mặt, đi kèm với việc mẹ đổ mồ hôi, run rẩy và đau đầu. Bào thai phát triển cần lấy rất nhiều dưỡng chất từ người mẹ, khiến việc thiếu hụt các chất ở cơ thể mẹ rất dễ xảy ra.

Thiếu máu

Bào thai lớn dần đòi hỏi cơ thể mẹ cung cấp rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là sắt và axit folic. Cơ thể mẹ bầu lúc này có thể bị giảm số lượng cũng như chất lượng các tế bào hồng cầu, gây ra tình trạng thiếu máu và mẹ bầu dễ cảm thấy xây xẩm mặt mày. Ngoài cảm giác chóng mặt, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, khó thở, tim đập nhanh. Nếu thiếu máu quá nặng, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng.

Thiếu nước

Nếu như 3 tháng đầu, cơ thể mẹ mất nước do ốm nghén, thì tới 3 tháng tiếp theo, cơ thể đòi hỏi mẹ phải uống đủ nước thường xuyên hơn do thai to lên, số lượng tế bào cần nước để làm chất dẫn truyền cũng theo đó mà tăng dần. Khi bạn uống không đủ nước, máu tưới đến các cơ quan, nhất là não không đủ, bạn sẽ rất dễ bị chóng mặt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Căng thẳng quá mức

Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng dẫn tới nhiều triệu chứng của cơ thể mẹ bầu. Một số mẹ bầu căng thẳng quá mức do suy nghĩ về việc sinh nở, hoặc có nhiều mối lo nghĩ khác. Lúc đó, hơi thở của mẹ sẽ ngắn và nông hơn, nhiệt độ cơ thể có thể tăng một chút, gây ra thiếu oxy lên não và mẹ có thể cảm thấy chóng mặt.

Làm thế nào để giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa?

Để có thể có kết quả tốt nhất, các mẹ nên rà soát lại một loạt triệu chứng để có thể xác định phần nào nguyên nhân dẫn đến việc mình bị chóng mặt trong tam cá nguyệt này. Sau đây là 1 số cách mẹ có thể tham khảo để tránh được tình trạng chóng mặt:

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Nếu bạn gặp vấn đề về việc hạ đường huyết, bạn nên bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ trong ngày như 1 củ khoai lang luộc, uống thêm ly sữa, ăn thêm miếng bánh ngọt hoặc các hạt ngũ cốc…. xen kẽ với các bữa ăn chính
  • Nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính
  • Tuyệt đối tránh để cơ thể bị đói lả
  • Hạn chế chất béo, chất đường bột, thực phẩm ngọt quá nhiều để đề phòng đái tháo đường trong thai kỳ
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc luyện tập, đi bộ lâu ngoài trời…

Chú ý tư thế nằm ngủ để giảm chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa

  • Mẹ bầu không nên nằm ngửa khi ngủ kể từ tam cá nguyệt thứ hai vì tư thế này dễ làm mẹ hạ huyết áp
  • Nên sắm một chiếc gối chữ U, hoặc chèn nhiều gối/nệm sang hai bên để nâng đỡ cơ thể, tránh việc chèn người đè vào tay có thể gây ra hội chứng ống cổ tay

Thay đổi trạng thái chuyển động một cách từ từ

  • Nếu đang nằm, mẹ bầu nên ngồi dậy từ từ. Sau đó, nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút trước khi đi lại, tránh bật dậy đột ngột
  • Không nên nằm/đứng yên/ngồi yên trong một quãng thời gian quá dài. Mẹ bầu nên tìm cách di chuyển đôi chân để tăng cường sự lưu thông các mạch máu

Các hoạt động khác mẹ có thể để ý để thay đổi

  • Mặc quần áo rộng sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn và giảm bớt nhiệt độ cơ thể
  • Những bộ trang phục gò bó, o ép quá mức mẹ nên dẹp sang một bên, để dành cho quá trình đi làm lại sau sinh nhé
  • Nên tắm bằng nước ấm, tránh nước quá nóng
  • Mẹ bầu nên ở những nơi thoáng mát trong lành sẽ giúp kiểm soát được nhiệt độ cơ thể của chính mình

Chóng mặt khi mang thai mang lại những phiền toái cho các hoạt động thường ngày của mẹ bầu và báo hiệu sức khoẻ, dinh dưỡng của mẹ chưa được tốt. Hãy cố gắng cân bằng các hoạt động ăn, ngủ, nghỉ, luyện tập của cơ thể và giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan trong suốt thai kỳ để triệu chứng này sớm qua đi, mẹ nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi