Chỉ số BMI, cách tính và những điều liên quan bạn cần biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chỉ số BMI còn gọi là chỉ số khối cơ thể, chỉ số thể trọng tiêu chuẩn. Biết được chỉ số BMI sẽ giúp bạn biết được bản thân có bị thừa hay thiếu cân không. Từ đó chủ động kiểm soát lương calo nạp vào cơ thể hàng ngày.

Cách tính chỉ số BMI

BMI - Body Mass Index là chỉ số đánh giá tỉ trọng tiêu chuẩn cơ thể. Việc đo được chỉ số này khá đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. BMI của mỗi người được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ (Chiều cao)2

BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng, nó cũng ước tính được lượng mỡ trong cơ thể. Thông qua chỉ số này có thể đánh giá các bệnh liên quan đến việc tăng mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI của chúng ta sẽ trở nên bất thường khi chiều cao tỉ lệ nghịch với cân nặng. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe khác nhau. Thông thường chỉ số Body Mass Index càng cao thì độ rủi ro về các bệnh liên quan càng cao.

Chỉ số cơ thể (Body Mass Index) - được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/(Chiều cao)2

Bảng BMI dành cho người châu Á

  • BMI: <18.5 (kg/m2) – Dưới mức khỏe mạnh. Chỉ số này thường xuất hiện ở nhóm người “thấp bé nhẹ cân”. Điều này cho thấy bạn đang có nhiều nguy cơ về sức khỏe. Khi đó bạn nên có kế hoạch để đạt được trọng lượng cơ thể phù hợp hơn.
  • BMI: từ 18.5-– 24.9 – Đây là chỉ số cơ thể ở mức bình thường. Những người thuộc nhóm này có tỉ trọng cơ thể tối ưu. Họ cũng được xem là người cân đối và khỏe mạnh. Để duy trì mức chỉ số này, bạn nên tiếp tục tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
  • BMI: 25 – Dấu hiệu của việc cơ thể bạn đang bị thừa cân. Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh mạn tính khác. Trong đó BMI từ 25-29.9 là nhóm có nguy cơ tiền béo phì. BMI từ 30-34.9 được xếp vào nhóm béo phì độ 1. Người có chỉ số BMI từ 35-39.9 được xếp vào nhóm béo phì độ II. Trên mốc 40 thì bạn đã ở trong tình trạng béo phì độ III

Chỉ số cơ thể từ 25-40 cho thấy bạn đang có nguy cơ sức khỏe bất ổn. Chúng là dấu hiệu của nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2. Bạn nên có kế hoạch cải thiện trọng lượng cơ thể và thay đổi lối sống lành mạnh.

Bảng BMI dành cho người châu Á

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguy cơ tiềm ẩn khi chỉ số cơ thể cao

BMI là phương pháp thông dụng nhất được WHO khuyến cáo dùng để đánh giá tình trạng béo phì. Béo là trạng thái dư thừa cân nặng do cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ. Khi cơ thể béo quá mức thì gọi là béo phì. Ngoài chỉ số này còn có nhiều phương pháp khác để đánh giá thừa cân và béo phì. Ví dụ như đo lớp mỡ dưới da, đo tỉ trọng mỡ cơ thể, dùng các chất phóng xạ hoặc cân đặc biệt để đo tỉ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể...

Các bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư. Chưa hết, nó còn liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó là bệnh túi mật, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… Ngoài ra bạn cũng có nguy cơ bị viêm xương khớp (OA) và cholesterol trong máu cao.

Chỉ số BMI càng cao, bạn càng có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Chỉ số cơ thể cao cũng là nguy cơ gây ra một số loại ung thư. Chẳng hạn như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng và túi mật. Một số bệnh về khớp cũng liên quan đến chỉ số cơ thể cao hơn mức bình thường.

Tóm lại, tình trạng béo phì làm suy giảm chức năng và giảm chất lượng cuộc sống. Từ đó, bệnh trở nên nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lấy lại chỉ số cơ thể lý tưởng

Nếu có chỉ số BMI xấu, bạn nên lên kế hoạch để đưa chỉ số BMI về mức bình thường. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là cách bạn có thể tự thân thực hiện. Ví dụ như, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Đồng thời bổ sung nhiều chất xơ từ rau, củ, quả và uống nhiều nước.

Thực hiện chế độ ăn nhiều rau củ quả là biện pháp giảm cân an toàn và lành mạnh

Tập thể dục điều đặn mà một trong những cách giúp cải thiện chỉ số BMI tốt nhất. Chơi thể thao sẽ giúp bạn tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần. Ngoài ra tập luyện cũng giúp bạn phòng tránh bệnh tim mạch, tiểu đường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Có 2 trường hợp cần lấy lại chỉ số BMI lý tưởng. Đó là người có chỉ số BMI dưới 18.5 và trên 24.9 (m/kg2). Với người có chỉ số dưới 18.5 nên ăn uống và dung nạp thêm calo hơn mức cần thiết. Ngược lại, người có chỉ số BMI trên 24.9, bạn nên giảm 300-500kcal trong khẩu phần ăn hàng ngày. Từ đó, bạn có thể giảm cân một cách an toàn và bền vững.

Thay lời kết

BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người trưởng thành. Nó chỉ là một trong số những tiêu chí để bác sĩ xác định tình trạng sứa khỏe của bạn. Vì thế, bạn không nên hiểu lầm chỉ số BMI là kết quả hoàn toàn về sức khỏe của mình. Từ đó nảy sinh những lo lắng không đáng có.

Xem thêm

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng