Tác dụng của chạy bộ đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào? Hình thức vận động thể chất này sẽ không phù hợp với những thai phụ nào? Lưu ý gì khi bắt đầu tập?
Những tác dụng của chạy bộ đối với sức khoẻ của thai phụ và thai kỳ
Ngày xưa, khi mang thai, phụ nữ thường được khuyên nên kiêng hầu hết các hoạt động vì lo sợ việc gắng sức có thể gây hại cho cả mẹ và em bé. Ngày nay, các bác sĩ khuyên phụ nữ cần phải khỏe mạnh. Các chị em đã có thói quen tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai thì nên tiếp tục duy trì các hoạt động đó trong thai kỳ.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phụ nữ mang thai hưởng nhiều lợi ích từ hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, kế hoạch tập luyện của các bà bầu sẽ đặc biệt hơn.
Chạy bộ giúp mẹ bầu hạn chế nhiều vấn đề thai kỳ khó chịu
- Chuột rút
- Mất ngủ
- Đau đầu
- Tăng cân khi mang thai
- Khó chịu cơ xương khớp
- Phù chân tay
- Tiểu đường thai kỳ
- Tăng huyết áp thai kỳ
- Trầm cảm
Bên cạnh đó, thai nhi cũng có thể trải nghiệm tác dụng của chạy bộ qua một số kết quả tích cực từ hoạt động này. Nghiên cứu tại Geneva kết luận: “Chạy bộ giúp thai nhi cải thiện khả năng chịu đựng căng thẳng và sự trưởng thành của hệ thần kinh tiến triển”.
Chia sẻ của thành viên Running Mom Coach về trải nghiệm tác dụng của chạy bộ
Là một người chạy bộ, Kelly Collins của RunningMomCoach.com đã trải nghiệm một số lợi ích của việc tham gia tập thể dục thường xuyên khi mang thai. Theo Collins, lợi ích của việc chạy bộ không chỉ thấy rõ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở mà còn trong suốt 9 tháng mang thai.
“Mỗi lần mang thai tôi đều bị chuột rút ở chân, đau đầu và mất ngủ. Nhưng nhờ duy trì hoạt động chạy bộ, tôi ít phải trải qua những điều đó. Chuột rút ở chân ít hơn. Tôi có thể ngủ đêm và tôi có nhiều năng lượng hơn cả ngày”, Collins chia sẻ.
Các bác sĩ cũng đồng ý rằng, tập thể dục có thể cải thiện hoặc ngăn ngừa một số bệnh phổ biến liên quan đến mang thai, mang lại trải nghiệm lành mạnh hơn cho người mẹ. Một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Chuyển động và Y học Thể thao tại Đại học Geneva, Geneva, Thụy Sĩ, cho thấy, hoạt động thể chất thường xuyên đã được chứng minh là mang lại lợi ích rõ rệt cho mẹ và thai nhi.
Những thai phụ nào không phù hợp với hình thức vận động chạy bộ?
Dù tác dụng của chạy bộ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng những phụ nữ gặp các biến chứng liên quan đến mang thai có thể cần phải kiêng hoàn toàn việc tập thể dục. Bởi mỗi phụ nữ là một cá thể khác nhau. Nếu muốn hoạt động thể chất, người mẹ cần tới gặp bác sĩ để thảo luận và đưa ra phương pháp cá nhân phù hợp.
“Cá nhân hóa một chương trình tập thể dục cho phụ nữ mang thai bao gồm sàng lọc y tế bằng cách sử dụng bảng câu hỏi sẵn sàng hoạt động thể chất cho thai kỳ, ước tính mức độ hoạt động trước đó và phát triển một chương trình cụ thể cho tình trạng của phụ nữ”, theo một nghiên cứu tại Đại học Marywood.
Những lưu ý cho bà bầu khi chạy bộ
- Thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi tiếp tục hay bắt đầu chạy bộ; hoặc với bất kỳ môn thể thao nào để rèn luyện trong thời gian mang thai.
- Chạy bộ tùy theo sức của bản thân có thể chịu đựng được, tuyệt đối không được thức ép bản thân chạy với những tốc độ mới và khoảng cách quá dài.
- Không nên bắt đầu một chế độ tập thể dục nghiêm ngặt, không cố sức, thậm chí cần tiết chế khi thai kỳ lớn hơn.
- Luôn khởi động trước khi đi bộ, chạy bộ thể dục và thư giãn các cơ bắp sau khi kết thúc tập luyện.
- Cân nhắc các dụng cụ đo lường và hỗ trợ trong khi chạy, đặc biệt là khi thai lớn. Như một thắt lưng hỗ trợ cho cụng bà bầu.
- Chọn sử dụng quần áo thể thao co giãn tốt thoải mái, một đôi giày tốt vừa vặn với chân và vừa tránh trơn trượt.
- Nếu chưa từng chạy bộ, mẹ bầu có thể đi bộ 30 phút đến 60 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải.
Tạm kết
Các mẹ bầu không nên tin vào câu nói: “Chạy sẽ làm rơi em bé”. Chỉ cần đảm bảo mẹ bầu hiểu cơ thể, tình trạng sức khoẻ, tư vấn với chuyên gia và chọn được môn thể thao với một cường độ phù hợp là ổn.
Xem thêm: