Chấn thương sàn chậu là một bệnh lý khá phổ biến xảy ra sau các lần sinh nở. Nhưng do mặc cảm, xấu hổ, nhiều chị em âm thầm chịu đựng dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Theo tờ Kidspot, Corinne Garrad đã chịu đựng một cuộc chuyển dạ kéo dài 29 giờ trước khi con chào đời. 9 tuần sau khi có con gái, Corinne mới nhận ra mình có vấn đề với sàn chậu. Cô cảm thấy có một khối u phình ra đâm vào âm đạo. Vì quá lo lắng, cô đã đến gặp bác sĩ của mình và biết mình đã bị chấn thương sàn chậu sau sinh.
Chấn thương sàn chậu nguy hiểm như thế nào?
Sàn chậu chứa tất cả các bộ phận hỗ trợ các cơ quan tại vùng chậu. Sau mỗi lần sinh nở, sàn chậu bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Vì là một loại chấn thương “khó nói” nên nhiều chị em âm thầm chịu đựng mà không hay biết những hậu quả sau này.
Chấn thương vĩnh viễn
Chân thương sàn chậu kéo dài sẽ dẫn đến đau lưng mãn tính. Các cơn đau này trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm. Bạn cũng gặp nhiều bất tiện trong đi lại, vận động. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe. Thậm chí, bạn có thể sẽ phải đối diện với tình trạng này vĩnh viễn.
Chấn thương sàn chậu trong khi sinh có thể khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề
Tiểu tiện không tự chủ
Trong thai kỳ, sàn chậu phải nâng đỡ thai nhi, tử cung và nước ối. Theo thời gian, sàn chậu sẽ trở nên yếu đi. Khi cơ sàn chậu yếu, âm đạo giãn rộng ra và tiểu không kiểm soát khi hắt xì, ho hay thậm chí cười. Nguyên nhân bởi cơ sàn chậu cũng có vai trò kiểm soát độ se khít của âm đạo, lỗ niệu đạo.
Tâm lý bị ảnh hưởng
Ngoài những cơn đau về thể chất, chấn thương sàn chậu còn ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ. Nhiều chị em cảm thấy sợ hãi khi biết mình tiếp tục mang thai vì ám ảnh đau đớn. Đồng thời, chị em cảm thấy không tự tin “chuyện chăn gối”. Quan hệ vợ chồng cũng vì thế có thể trở nên căng thẳng hoặc nhạt nhòa hơn. Các cơn đau âm ỉ cũng khiến chị em trong trạng thái mệt mỏi, buồn rầu, trầm cảm sau sinh…
Chấn thương sàn chậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý phụ nữ
Cách điều trị chấn thương sàn chậu
Chân thương sàn chậu có thể điều trị được. Điều kiện tiên quyết vẫn là các bà mẹ “chịu” điều trị từ khi cảm nhận các dấu hiệu đầu tiên. Càng sớm được chẩn đoán và bắt đầu kế hoạch điều trị, bạn càng nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tinh thần.
Phụ nữ sau sinh cần có chế độ tập luyện phù hợp
Phương pháp điều trị chấn thương sàn chậu sau sinh phổ biến và hiệu quả nhất là bài tập vật lí trị liệu. Bạn có thể tham khảo bài tập sàn chậu dành cho các bà mẹ sau sinh dưới đây để có thể tự tập:
- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt bàn chân và đầu gối rộng bằng vai. Giãn cơ bụng, ngực và chân, thở đều.
- Bước 2: Xác định cơ âm đạo bằng cách lấy 1 ngón tay đưa vào âm đạo và tìm cách kẹp lấy ngón tay đó sao cho cảm nhận được âm đạo đang co lại.
- Bước 3: Sau khi xác định được vị trí cơ âm đạo, hãy nhắm mắt và hình dung đang nín trung tiện và nín tiểu. Cơ sàn chậu chính là vùng cần vận dụng để thực hiện động tác này.
- Bước 4: Siết chặt hoặc co chặt bắp cơ quanh vùng trước và sau đường dẫn tiểu. Từ từ vận dụng vùng cơ này để nâng sàn chậu lên, hình dung cơ sàn chậu đã được nâng và siết chặt. Giữ sự co siết chặt nhất có thể để cảm thấy thoải mái, sau đó thả lỏng.
- Bước 5: Lặp lại động tác nhiều lần, kết hợp thở đều, chậm và sâu.
Với bài tập này, mỗi ngày nên tập luyện từ 100 – 200 lần để đạt hiệu quả nhanh chóng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!